Hăm tã là tình trạng viêm da ở khu vực mông, bẹn – những chỗ thường xuyên lót tã. Bé bị hăm tã có thể phải trải qua nhiều “cung bậc cảm giác” khác nhau, từ ngứa ngáy khó chịu đến đau xót, nóng rát, chảy máu nghiêm trọng. Thật đáng tiếc là trong khi xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên thì tỉ lệ trẻ bị hăm tã lại chẳng hề giảm xuống. Vậy các bậc cha mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ. Cùng Mabio tìm hiểu ngay sau đây
5 cấp độ của hăm tã ở bé
Hầu như ít ai để ý để biết được hăm tã còn trải qua 5 giai đoạn khác nhau. Khi không được để ý, hăm tã sẽ tiến triển rất nhanh từ mức độ nhẹ nhất đến nặng nhất.
– Bé bị hăm tã cấp độ 1: Mông, bẹn của bé ửng hồng hơn hẳn so với các vùng da bên cạnh, tuy nhiên chưa có dấu hiệu ẩm ướt. Bé bắt đầu cảm thấy ngứa.
– Bé bị hăm tã cấp độ 2: Các vết ửng hồng chuyển sang màu đỏ sậm hơn, xuất hiện rải rác quanh vùng quấn tã của bé, có thể xuất hiện thêm mụn nhỏ hoặc không.
– Bé bị hăm tã cấp độ 3: Khoảng da bị tổn thương tiếp tục mở rộng và nhìn rõ ràng hơn. Cảm giác ngứa cũng tăng lên rõ rệt.
– Bé bị hăm tã cấp độ 4: Nốt sần trên vết hăm lộ rõ, có thể đóng mủ, da hơi sưng, bé cảm thấy rất ngứa, rát và khó chịu nên thường xuyên quấy khóc.
– Bé bị hăm tã cấp độ 5: Vết hăm rất đỏ, da sưng lên, phù nề, mủ nhiều, khi bé gãi sẽ vỡ ra và rất đau đớn.
Nguyên nhân gây tăm tã mẹ cần biết
– Da trẻ mới sinh còn mỏng, nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với các tác động từ bên ngoài.
– Sử dụng tã thường xuyên khiến vùng da quanh mông và bẹn (vốn dĩ đã ẩm ướt) trở nên bí bách, không được khô thoáng.
– Các chất từ phân và nước tiểu của bé tiếp xúc vào da, gây mẩn ngứa, hăm tã.
– Mẹ mặc tã cho con mà không vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn hoặc vệ sinh nhưng không lau khô trước khi mặc tã cũng khiến bé bị hăm tã.
– Tã quá chật hoặc có góc cạnh cứng gây xước da bé.
Bé bị hăm tã phải làm sao?
Bé bị hăm tã nếu mới ở những cấp độ đầu thì không quá nghiêm trọng, mẹ có thể tự chữa cho tại nhà bằng phương pháp sau:
– Rửa sạch vùng da bị hăm: Không dùng nước muối sẽ làm con đau xót dữ dội và càng quấy khóc nhiều hơn. Mẹ dùng khăn xô mềm, nhúng vào nước ấm vừa phải, chấm lên da cho sạch rồi lại dùng một chiếc khăn xô mềm khác lau khô lại cho bé.
– Nếu có thể, đừng bắt con phải dùng tã: Có lẽ không cha mẹ nào hiểu được cảm giác bức bối, khó chịu của con khi cả ngày phải dùng tã, thậm chí có bé nhất quyết không chịu đi vệ sinh trong tã vì khó chịu. Do đó, khi bé bị hăm tã rồi, hãy để cho da bé được thông thoáng. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng tã, hãy thay tã cho con thường xuyên (khoảng 2 giờ/lần) để da con không phải tiếp xúc nhiều với vi khuẩn.
– Xem xét tã của con có bị cứng hoặc gây kích ứng da không. Nếu con bị dị ứng với tã, hãy cho con sử dụng một loại tã khác tốt hơn.
Trong trường hợp bé bị hăm tã khiến da rộp lên, mụn mủ vỡ ra và đau đớn dữ dội thì cũng là lúc tình trạng viêm da đã quá nặng. Khi đó, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài phù hợp.
Nguồn: Mabio.vn
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
2 Bình luận