Từ trước đến nay, các mẹ vẫn có thói quen nằm cho con bú, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, một số nguồn thông tin lại cho rằng trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa khiến cho nhiều mẹ rất hoang mang không biết có nên cho trẻ bú nằm tiếp hay không.
Vậy thực hư chuyện này như thế nào, có nên cho trẻ bú nằm hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Có phải trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa?
Theo lời giải thích từ nhiều nguồn tin, khi cho trẻ bú nằm, sữa rất dễ tràn vào ống Eustach và ống tai giữa, khiến nơi này trở nên ẩm ướt, nhiễm trùng và gây viêm tai giữa.
Các mẹ có thể tham khảo thông tin trên website của những bệnh viện chuyên về mẹ và bé như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Từ Dũ chưa có thông tin nào khẳng định cho trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa. Hơn nữa, khi mẹ ngồi cho bé bú thì bé cũng vẫn ở tư thế nằm chứ không thể ngồi như mẹ được.
Thay vào đó, các yếu tố chính dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là viêm xoang, viêm mũi họng, viêm Amidan, chấn thương gây thủng màng nhĩ. Một số ít trẻ xì mũi không đúng cách cũng có thể bị viêm tai giữa.
Có nên tiếp tục cho trẻ bú nằm hay không?
Việc cho trẻ bú nằm đã được duy trì hàng trăm năm nay. Nếu cho trẻ bú nằm đúng cách sẽ không xảy ra bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa và sức khỏe. Hay nói cách khác, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú nằm hoặc bú ngồi, miễn là hai mẹ con cảm thấy thoải mái.
Nhiều người cho rằng trẻ bú nằm dễ bị sặc sữa, ọc sữa… nên thường bế bé lên khi cho bú. Trên thực tế, hiện tượng này chỉ gặp khi trẻ nằm bú bình, vì trên núm vú giả có những lỗ nhỏ, ngay cả khi trẻ không mút thì sữa vẫn chảy vào miệng, khi trẻ không chịu nuốt sẽ bị trào sữa hoặc sặc sữa. Khi trẻ bú trực tiếp từ vú mẹ, một lượng sữa vừa phải chỉ chảy vào miệng khi trẻ mút, do đó trẻ sẽ không bị sặc.
Ngoài ra, với những mẹ sinh mổ, mẹ bị mệt hoặc cho con bú vào ban đêm, cho bé bú nằm là cách tốt nhất để mẹ nghỉ ngơi, con bú khỏe, ngủ ngoan.
Cho trẻ bú nằm đúng cách
Cho trẻ bú nằm trong trường hợp bú mẹ và bú bình sẽ đòi hỏi những kỹ thuật khác nhau, Mabio xin chia sẻ cách cho trẻ bú nằm trong cả hai trường hợp để mẹ tham khảo:
Cách cho trẻ bú nằm khi bú mẹ trực tiếp
– Mẹ nằm nghiêng về một bên, kê một chiếc gối ở đùi dưới, một chiếc gối ở đầu gối chân trên.
– Đặt trẻ nằm nghiêng về phía vú mẹ, mẹ di chuyển sao cho miệng trẻ áp sát vào vú mẹ.
– Mẹ dùng cánh tay phía dưới đỡ đầu bé để bé ngậm được vú mẹ, điều chỉnh sao cho bé ngậm sâu để bú mẹ dễ hơn.
Lưu ý:
– Mẹ không được ngủ quên khi đang cho trẻ bú nằm vì sức nặng của bầu ngực có thể làm trẻ bị ngạt.
– Tuyệt đối không được để trẻ nằm sấp vì sẽ gây ra những vấn đề về hô hấp khiến trẻ đột tử.
Cách cho trẻ bú nằm khi trẻ bú bình
– Đặt trẻ nằm trên tấm khăn lông dày, to gấp làm 8 lớp, kê từ vai trẻ để đầu trẻ nghiêng sang một bên và nghiêng 1 góc khoảng 15 độ so với mặt giường.
– Đắp cho trẻ một tấm khăn dày từ ngang bụng đến chân, đừng quấn chặt trẻ.
– Mẹ có thể đặt bình sữa tựa vào gối, nhưng phải ngồi quan sát chứ tuyệt đối không để bé một mình với bình sữa.
Trẻ sau khi đã bú no sẽ thôi mút núm vú. Mẹ cần cho trẻ nằm ở tư thế đầu cao, dùng tay vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, cho trẻ ngủ ở tư thế đầu chếch từ 15 đến 30 độ trên gối mềm. Không để quá nhiều gấu bông xung quanh trẻ vì chúng có thể đè vào người trẻ khiến trẻ bị ngạt thở.
Nguồn: Mabio.vn
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
1 Bình luận