icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Mẹ Khiến Trẻ Bị Hăm Tã

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến và dễ dàng nhận diện ở trẻ em. Khởi đầu là những mảng da màu hồng nhạt, những vết hăm sẽ có thể bị viêm nhiễm và gây cho bé nhiều khó chịu. Trung bình, cứ bốn trẻ thì có một trẻ bị hăm tã ít nhất một lần. Vậy làm sao để bé không bị hăm tã và cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã như thế nào? 

1/ Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã xuất hiện ở trẻ sơ sinh do làn da bé quá mỏng mà lại thường xuyên phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Hăm tã cũng có thể xảy ra do sau khi tắm xong, mẹ không để người bé khô ráo hẳn mà đã vội vàng quấn tã…

Một nguyên nhân hay gặp nữa và cũng là sai lầm của đa số các bà mẹ dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ có thói quen thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong.Vì mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm.

Lạm dụng phấn rôm là 1 trong những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Các mẹ nên chú ý thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Ngoài ra, hăm tã ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

2/ Làm gì khi trẻ bị hăm tã

Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Khi nào bạn cần đưa trẻ bị hăm tã đến gặp bác sĩ?

  • Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
  • Trẻ bị sốt
  • Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
  • Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
  • Trẻ có tiêu chảy

3/ 4 cách phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 – 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những điểm yếu của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh.

Nếu bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Vì vậy bố mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé.

Chỉ nên dùng tã vải cho bé sơ sinh

Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho bé sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải.

Tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.

Ngoài ra, dùng tã vải, các bà mẹ còn tiết kiệm được chi phí gấp 10 lần so với tã giấy dùng một lần.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã là cách tốt nhất phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh. Sau mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô toàn bộ cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé tránh được việc tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên da.

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem…

Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng.

 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *