icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Stress vì trẻ lười bú chậm tăng cân: Mẹ phải làm sao?

Trẻ lười bú chậm tăng cân là tình trạng rất nhiều bà mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con nhỏ, thậm chí khiến mẹ stress, mất ăn, mất ngủ. Vậy mẹ phải làm sao? Cùng Mabio theo dõi bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất để khắc phục sớm nhé!

Mẹ stress vì trẻ lười bú

Thay vì kêu than, suy nghĩ nhiều dẫn đến stress, mẹ hãy tìm hiểu rõ:

Vì sao trẻ lười bú?

– Bú không đúng tư thế: Khiến bé khó chịu, không bắt đúng được núm vú, sữa ra không đều khiến bé bú bị mệt. Lâu dần từ chối vú mẹ và không muốn bú.

– Bé có vấn đề về sức khỏe: Mắc các bệnh như: trào ngược, cảm lạnh, viêm tai giữa, sốt, tiêu chảy, mọc răng… khiến cơ thể mệt mỏi, lười bú.

– Sữa của mẹ ít: Không đủ cho bé bú, bú mãi không no khiến bé quấy khóc, không còn hứng thú với việc bú nữa.

– Sữa mẹ có mùi lạ hoặc đầu ti có mùi lạ: Do mẹ ăn cay, nóng, ăn đồ tanh, nặng mùi… khiến sữa không được thơm mát. Hoặc mẹ sử dụng mỹ phẩm, khiến vùng vú xung quanh có mùi lạ, khiến bé không thích.

– Tiếng ồn: Môi trường xung quanh quá ồn ào cũng sẽ khiến bé bị phân tâm, quá trình bú sẽ bị gián đoạn.

Vì sao trẻ chậm tăng cân?

– Lười bú mẹ cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, do nguồn dinh dưỡng nạp vào không đủ. 

– Sữa mẹ loãng, con bú chậm tăng cân.

– Cho con bú sai cách, không đúng tư thế, không đủ số lượng, số cữ bú.

– Do hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém

– Trẻ mắc các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa kém, dị tật bẩm sinh….

– Ngủ không sâu giấc,hay bị giật mình và thường xuyên quấy khóc buổi đêm cũng khiến trẻ chậm tăng cân.

– Trẻ trên 6 tháng chậm tăng cân do ăn dặm không đúng cách, chọn thức ăn không phù hợp lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, cho ăn dặm trễ sau 6 tháng tuổi, không kiên nhẫn tập lại khi trẻ từ chối thức ăn mới, khiến bé ăn ít, dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ nên chậm tăng cân.

Trẻ chậm tăng cân do rất nhiều lý do

4 giải pháp HIỆU QUẢ khi trẻ lười bú chậm tăng cân

1. Khắc phục các vấn đề liên quan đến bé

Thường xuyên kiểm tra, để ý tình trạng sức khỏe của bé. Những trường hợp nhẹ như: đi ngoài (mức độ nhẹ), sốt nhẹ, cảm lạnh, sổ mũi, mọc răng… có thể tự xử lý tại nhà. Còn những trường hợp nặng hơn, liên quan đến bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, ho, sốt cao… thì cần đưa đi khám bác sỹ sớm để xử lý kịp thời.

Những bé có hệ tiêu hóa kém, khả năng hấp thu kém mẹ nên tăng khả năng hấp thu bằng cách: cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ lượng, đa dạng và vất đủ chất: béo, đạm, chất xơ… Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để bé hấp thu và tiêu hóa tốt hơn. 

2. Vấn đề của mẹ

– Ngay cả khi trẻ lười bú mẹ, mẹ cũng cần tiếp tục kiên trì cho bé bú, không bỏ cuộc vì bất cứ lý do gì.

– Cho bé bú đúng tư thế, để cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái nhất, bé bú được nhiều nhất. Tham khảo: 4 tư thế cho bé bú đúng nhất được bác sĩ Bệnh viện Nhi khuyên dùng

– Bú đúng cách, đảm bảo số lượng sữa và số cữ bú ở trẻ: Bé mới sinh cần 30ml – 90ml sữa/giờ. Khi bé được 2 tháng tuổi cần 120ml – 150ml sữa sau 3 – 4 tiếng. Bé 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 120ml – 180ml sữa sau 4 tiếng… Càng lớn, trẻ sẽ bú càng nhiều hơn.

– Khi trẻ tới tháng ăn dặm (trên 6 tháng), mẹ cần duy trì bú sữa mẹ và tập ăn dặm song song. Chú ý lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm đủ 4 nhóm chất cho bé: chất bột đường, chất đạm, chất béo và vitamin – khoáng chất.

– Nên hiểu rõ trẻ nhỏ ăn theo nhu cầu, hãy tôn trọng khẩu vị của con. Tuyệt đối không ép trẻ ăn quá mức nếu trẻ không muốn (điều này dễ gây ra tâm lý sợ, trốn tránh các bữa ăn của trẻ).

– Cho trẻ ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe khoắn, phát triển trí não.

Mẹ cần xem lại các vấn đề, cho con bú đúng tư thế, đúng cách

3. Nâng cao số lượng, chất lượng sữa mẹ

Trẻ lười bú, chậm tăng cân cũng do vấn đề từ sữa mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất là cải thiện tình trạng sữa, làm sao cho sữa nhiều, thơm ngon, sánh đặc… kích thích bé bú. Điều này phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ. Cần bổ sung đa dạng các loại thức ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa… Trừ những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ đông lạnh, chứa cafein, bia rượu… hay những thực phẩm gây mất sữa như: măng, lá lốt, cải bắp….. còn lại, mẹ không cần kiêng khem quá nhiều, dẫn đến thiếu chất.

Bên cạnh đó, sử dụng các thực phẩm bổ trợ như viên uống lợi sữa Mabio cũng là 1 trong những cách hiệu quả giúp mẹ TĂNG SỐ LƯỢNG và CHẤT LƯỢNG SỮA hiệu quả. Sữa về ướt áo, con bú no nê. Con tăng cân đều còn mẹ thì giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn. 

4. Cho bé đi khám nếu tình trạng trẻ lười bú chậm tăng cân kéo dài

Nếu tình trạng trẻ lười bú chậm tăng cân kéo dài, kèm các biểu hiện như trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, hay ốm vặt… mẹ nên cho con đi khám sớm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Không nên ý bổ sung thuốc bổ cho con mà không rõ liều lượng, không có chỉ định của bác sỹ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ lười bú chậm tăng cân. Điều quan trọng là phải biết được nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp. Mỗi trẻ đều có những mốc phát triển khác nhau, “nuôi con nhà mình đừng nhìn con nhà hàng xóm”, mẹ đừng quá lo lắng, sốt ruột, hãy quan sát và theo dõi con để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để nuôi dưỡng, cùng con khôn lớn từng ngày nhé!

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn