icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ bú lắt nhắt: Có phải là tật xấu cần khắc phục?

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, có rất nhiều mẹ than phiền rằng trẻ bú lắt nhắt, cứ được vài phút lại đẩy vú mẹ ra, dẫn đến khi bé ngủ chỉ được vài chục phút lại thức dậy vì đói. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi trở lên.

Trẻ bú lắt nhắt là như thế nào?

Thông thường, mỗi lần bú của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút vì lúc này trẻ còn chưa quen với vú mẹ, lực mút yếu làm sữa xuống chậm. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ trong thời gian này nên cho bé bú ít nhất 15 phút mỗi lần để đảm bảo rằng bé bú được dòng sữa béo tiết ra vào lúc cuối.

Khi đã lớn hơn, trẻ chỉ cần 5 – 10 phút là đã có thể bú đủ vì kỹ thuật của trẻ đã tốt hơn đồng thời lực mút vú mẹ cũng mạnh hơn. Sau khi bú no, trẻ thường ngủ 2 – 3 giờ đồng hồ và chỉ thức giấc khi đói hoặc có tiếng ồn từ bên ngoài.

trẻ bú lắt nhắt
Trẻ bú lắt nhắt thường ngủ không sâu giấc

Trẻ bú lắt nhắt là hiện tượng bé chỉ bú vài phút, có khi là 5 – 10 phút đối với trẻ sơ sinh hoặc 2 – 3 phút đối với trẻ lớn hơn một chút. Mặc dù bú chưa no nhưng trẻ cũng nhả vú mẹ, không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, trẻ lại quấy khóc đòi bú tiếp, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút.

Hiện tượng này phổ biến hơn vào buổi chiều, nhưng có khi cũng kéo dài cả ngày không dứt.

Tại sao trẻ hay bú lắt nhắt?

Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, hiện tượng bú lắt nhắt là rất khó tránh vì lúc này dạ dày của trẻ còn nhỏ, chỉ cần bú một chút là đã no, và sau vài lần đi tiểu đã đói. Hơn nữa, trẻ vừa mới rời bụng mẹ đến một thế giới mới nên không thể quen với nếp ăn uống ngay lập tức.

Khi đã lớn hơn mà trẻ vẫn bú lắt nhắt, mẹ có thể chú ý đến những nguyên nhân sau:

– Tư thế cho bé bú sai: Khiến bé khó nuốt, rồi chán vú mẹ không bú nữa.

– Bé đòi bú nhiều lần vì muốn gần gũi mẹ: Khi có mẹ ở bên, bé sẽ cảm thấy an toàn, được bảo vệ nên có phản xạ đòi bú nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này phổ biến nhưng không xảy ra ở tất cả các bé.

– Mẹ ít sữa cho con bú: Bé bú thấy hết sữa nên chán và nhả vú mẹ ra. Để xác định xem trẻ bú lắt nhắt có phải do mẹ hay không, mẹ hãy xoa bóp bầu ngực mỗi khi bé bú xong, nếu ngực mềm nhão, bóp hoặc hút không ra sữa tức là mẹ bị thiếu sữa.

– Mẹ làm hư bé: Mỗi lần bé quấy khóc, mẹ lại có thói quen cho bé ngậm ti để bé nín, duy trì thói quen này khiến bé hư hơn, lúc nào cũng đòi ngậm ti mẹ ngay cả khi không cảm thấy đói.

trẻ bú lắt nhắt
Mẹ không nên dỗ bé bằng cách cho bé ngậm ti quá thường xuyên sẽ làm hư bé

Trẻ bú lắt nhắt ảnh hưởng như thế nào? Có phải là tật xấu không?

Trẻ bú lắt nhắt trong trường hợp bé còn quá nhỏ không phải là tật xấu, nó sẽ tự chấm dứt khi bé lớn lên. Trường hợp mẹ thiếu sữa cho bé bú thì rõ ràng bú lắt nhắt không phải là lỗi tại bé.

Trường hợp mẹ có đủ sữa cho con bú, nhưng trẻ lại cứ bú lắt nhắt sẽ là tật xấu và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và con.

– Khi chỉ bú vài phút, trẻ chủ yếu bú được sữa đầu loảng và ít chất dinh dưỡng. Mẹ để ý nếu bé không tăng đủ 200g/tuần nghĩa là bé đang chậm lớn vì không bú được sữa béo.

– Trẻ bú không no nên ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc.

– Mẹ phải “dính” bé cả ngày, không có thời gian nghỉ ngơi hoặc làm việc khác.

– Khi ở một lần bú, bé bú ít sẽ khiến cơ thể mẹ lầm tưởng là nhu cầu về sữa giảm, lâu dần sẽ khiến mẹ ít sữa, mất sữa.

Error: Contact form not found.

Giúp trẻ tạm biệt tật xấu bú lắt nhắt

Mẹ không nên phản ứng quá dữ dội trước hiện tượng bé bú lắt nhắt, đừng ngay lập tức bắt trẻ bú theo khung giờ đã định sẵn vì khi còn quá nhỏ, trẻ không thể phân biệt được ngày đêm và định hình được thời gian biểu chính xác. Nếu tình trạng bú lắt nhắt là tật xấu, mẹ có thể khắc phục bằng biện pháp nhẹ nhàng dưới đây:

– Chắc chắn rằng mẹ đang có đủ sữa cho con bú. Nếu sau khi bé bú xong, hai bầu ngực vẫn còn sữa thì có nghĩa là mẹ không hề thiếu sữa.

– Để bé đói mới cho bé bú, khi đó lực mút của bé sẽ mạnh hơn, bú được nhiều và bú nhanh hơn. Nếu mẹ cho bé bú khi bé đã lửng bụng, bé sẽ lại tiếp diễn tình trạng bú lắt nhắt mà thôi. Tuy nhiên đừng để bé đói quá, khi đó bé sẽ quấy khóc và mệt không bú mẹ nữa.

– Không chơi đùa với bé khi bé bú, vì nếu mẹ đùa sẽ làm bé mất tập trung, đôi khi là nhả vú mẹ rồi nuốt phải không khí gây sặc sữa, nôn trớ.

– Nếu bé quá quấy mẹ, hãy vắt sữa mẹ ra bình (không dùng bằng sữa công thức) rồi để một người khác cho bé bú, chẳng hạn như bố hoặc ông bà của bé. Khi đó, bé không ngửi thấy hơi quen của mẹ thì sẽ không quấy nữa mà chỉ tập trung bú mẹ. Tuy nhiên vẫn nên cho bé bú trực tiếp xen kẽ vì để lâu sẽ làm bé bỏ ti mẹ.

Nếu trẻ bú lắt nhắt nhưng vẫn tăng cân đều và đi tiểu nhiều lần trong ngày thì mẹ không cần quá lo lắng. Việc khắc phục tật xấu này có thể mất nhiều thời gian, đòi hỏi mẹ phải thật sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng, nếu không sẽ phản tác dụng, mẹ lưu ý nhé!

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Trẻ bú lắt nhắt rất có thể là do mẹ thiếu sữa cho con. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ ít sữa hoặc mất sữa dần. Mẹ hãy đảm bảo rằng luôn có nguồn sữa dạt dào để bé bú. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Mẹ CẦN hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là dinh dưỡng – nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, không ăn được,… Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết vấn đề này?

Viên uống lợi sữa Mabio là giải pháp hoàn hảo để mẹ tăng số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ, hạn chế tối đa tình trạng trẻ bú lắt nhắt do thiếu sữa.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *