icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ là những hiện tượng vô cùng phổ biến mà bé nào cũng có thể gặp phải. Đa phần, các mẹ sẽ có tâm lý khá lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này và tìm mọi cách để khắc phục. Vậy, trẻ hay ọc sữa và nôn trớ nguyên nhân do đâu và nên khắc phục như thế nào để đảm bảo sự an toàn.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa?

Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

Đây là hiện tượng ọc sữa sinh lý, mẹ có thể giúp bé tránh được bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia. Ọc sữa đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi. Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên, cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 300 mg canxi/ ngày. Sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua được chế biến từ những loại sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi.

Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, mẹ phải xử sao?

2/ Cách xử trí nôn trớ ở trẻ

– Chuẩn bị sẵn những chiếc khăn ngay bên cạnh mình để làm sạch cho bé khi cần.

– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.

– Bồng bế nhẹ nhàng sau khi cho bú. Tránh nâng lên và đặt xuống quá nhanh, điều này càng làm gia tăng tình trạng nôn trớ ở trẻ. Sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

– Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Khi cho bé ăn 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Ọc sữa, nôn do co thắt môn vị:

Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hay quấy khóc, khó ngủ. Nôn xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò, chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày.

Xem thêm :>> cách chữa trị tắc tia sữa

Trẻ vẫn háu ăn, ít bị sụt cân, cơ thể vẫn phát triển bình thường. Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặc, vì ăn chất lỏng không khí dễ vào dạ dày gây đầy hơi trẻ dễ bị nôn trớ. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cần lưu ý:

– Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bằng cách pha thêm nước cháo vào sữa.

– Cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường. Sau mỗi lần bú bế trẻ đầu cao một lúc sau đó đặt trẻ nằm nghiêng bên trái 10 phút rồi chuyển sang bên phải, cuối cùng đặt trẻ nằm ngửa.

Ọc sữa, nôn do bệnh tật: 

Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…

Trẻ ọc sữa, nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Ọc sữa, nôn do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

Hẹp phì đại môn vị: Là do phì đại lớp cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị. Bệnh hay gặp ở trẻ trai. Sau khi sinh, trẻ vẫn bú mẹ và đại tiện bình thường, khoảng 3-4 tuần sau thì xuất hiện nôn, nôn liên tục sau khi ăn, nôn nhiều lần, nôn vọt thành tia, số lượng nhiều.

Chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày. Nôn kéo dài làm cho trẻ sụt cân nhanh, trẻ vẫn háu ăn, ỉa phân ít, đái ít. Thăm khám bụng thấy sóng nhu động ở hạ sườn trái lan từ trái sang phải hoặc sờ thấy u cơ môn vị di động nằm ở dưới bờ trước của gan.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Nôn trớ thường xuất hiện sớm ngay sau đẻ, nôn trớ sau bữa ăn, khi trẻ nằm hoặc khi trẻ khóc. Số lượng chất nôn ít, chất nôn thường là sữa mới ăn vào, đôi khi có màu nâu. Nôn làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Để giảm bớt ọc sữa, nôn trớ và phòng thiếu dinh dưỡng thì cần lưu ý cách cho trẻ ăn:

– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú.
– Sau khi ăn nên bế trẻ 10-15 phút.
– Chế độ ăn đặc dần lên.
– Sử dụng thuốc chống nôn.

Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa.

Điều quan trọng là cha mẹ nên nhớ tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại. Chỉ trừ những trường hợp nghiêm trọng quá (có dấu hiệu ở trên) hoặc trẻ nôn trớ quá nhiều lần trong ngày thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kịp thời có biện pháp điều trị cho trẻ.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm kiến thức để xử lý khi bé cưng của mình bị nôn trớ. Các mẹ an tâm là đa số tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện sinh lý, tuy nhiên, các mẹ cũng không được chủ quan mà nhớ luôn quan sát theo dõi các dấu hiệu bệnh lý đi kèm nếu có nhé.

Xem Thêm:

> Tác dụng của chè vằng với phụ nữ sau sinh

> SỰ THẬT uống cao chè vằng có thực sự lợi sữa giảm cân không?

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *