Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là tình trạng không ít trẻ gặp phải hiện nay. Khi gặp phải vấn đề này nhiều bậc cha mẹ thường có tâm lý chủ quan nhưng phần còn lại thì vô cùng hoang mang lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình và ọc sữa là bị làm sao, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình và ọc sữa được đánh giá là phổ biến với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Một số nguyên nhân sau đây được đưa ra, các cha mẹ có thể tham khảo:
Trẻ bị thiếu chất
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa cũng giống như tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọ ẹ có thể do cơ thể đang bị thiếu vitamin D hoặc canxi máu.
– Thiếu vitamin D: Trẻ thường xuyên vặn mình và ngủ ít hơn so với bình thường. Khi ngủ đêm thường tỉnh giấc nhiều lần, giấc ngủ không sâu, đổ mồ hôi trộm và tăng cân rất ít.
– Thiếu canxi máu: Đa phần trẻ có biểu hiện thở khò khè, dễ bị kích động bởi tiếng ồn lớn, nôn trớ… Những trẻ có chế độ dinh dưỡng kém hoặc sinh non cũng thường có biểu hiện nay nên cha mẹ cần chú ý.
Chăm sóc và chế độ ăn uống của bé chưa hợp lý
Một vài sai lầm trong chế độ chăm sóc và ăn uống của trẻ cũng có thể khiến trẻ thường xuyên vặn mình và bị ọc sữa.
– Bé bú chưa đúng tư thế, việc ngậm đầu ti hoặc núm ti của bình sai cách khiến lượng không khí tràn vào dạ dày nhiều, dễ bị đầy bụng cũng như ọc sữa.
– Trẻ bú quá no trong một cữ bú. Với trẻ sơ sinh, dạ dày của trẻ rất nhỏ. Do đó, trẻ thường rất nhanh no. Bú vượt ngưỡng sẽ làm dạ dày quá tải và rất dễ nôn trớ.
– Khi trẻ mới bú no, mẹ không vỗ ợ cho trẻ mà đặt trẻ nằm ngay cũng dễ khiến trẻ bị trớ.
– Quấn tã quá chặt khiến trẻ bí bách, khó chịu, vặn mình và dễ bị trớ sữa.
Trẻ đang mắc các bệnh lý
Khi bản thân trẻ mắc các bệnh lý cũng rất dễ khiến con có những biểu hiện khó chịu.
– Các bệnh lý nội khoa: bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng thần kinh, hội chứng sinh dục thượng thận, rối loạn thần kinh thực vật. Trong đó, bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp là phổ biến nhất, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
– Các bệnh lý ngoại khoa: Trẻ có thể gặp một số bệnh lý nguy hiểm như: tắc ruột, xoắn ruột; dị tật đường tiêu hóa;…
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa về cơ bản được đánh giá là bình thường nếu như tình trạng này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và trẻ vẫn ăn, chơi, vận động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu như trẻ không bú mà thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa thì rất có thể trẻ đang bị các bệnh dị tật liên quan đến đường tiêu hóa.
Nếu xảy ra một số tình trạng như trẻ đang bú tự nhiên ưỡn bụng, khóc thét, đau đớn,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám tại cơ sở y tế. Đó là sự phản ứng của trẻ khi cơ thể bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh lý.
Có nhiều trẻ sơ sinh khi ngủ thường vặn mình và ọc sữa. Điều này có thể do trẻ đang bị thiếu vitamin D hoặc canxi. Cần bổ sung thêm cho trẻ bằng các sản phẩm hỗ trợ hoặc bổ sung vào chính chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ để nâng cao chất lượng sữa.
Vậy, trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Trong bất cứ trường hợp nào cũng tuyệt đối không được chủ quan các mẹ nhé.
Hướng khắc phục khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Để khắc phục và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
– Chuẩn bị cho bé một không gian phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng phù hợp.
– Thay tã thường xuyên cho trẻ để đảm bảo sự không thoáng. Điều này không chỉ giúp trẻ dễ chịu hơn mà còn tránh được tình trạng hăm tã.
– Đảm bảo mỗi cữ bú sẽ giúp trẻ bú đủ, bú đúng tư thế.
– Trong trường hợp, trẻ bị vặn mình và ọc sữa mà kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng hơn như chướng bụng, quấy khóc, sốt… thì nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám.
Trường hợp nào nên nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ khi trẻ vặn mình và ọc sữa
Như đã nói ở trên, nếu như trẻ sơ sinh vặn mình và ọc sữa mà kèm theo những triệu chứng bệnh nguy hiểm khác như sốt, quấy khóc, đau đớn thì ngay lập tức cần đưa trẻ tới bệnh viện.
Có nhiều trẻ còn kèm theo hiện tượng co giật vô cùng nguy hiểm cần thường xuyên thăm khám vì có thể vặn vẹo và nôn trớ chỉ đơn thuần là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Trong trường hợp trẻ cần bổ sung vitamin D hay canxi, tốt nhất nên cho trẻ thăm khám để xác định sự thiếu hụt và bổ sung đúng liều lượng. Nhiều cha mẹ tự ý cho trẻ bổ sung tại nhà nhưng dùng không đúng liều lượng, quá nhiều hoặc quá ít gây thừa hoặc thiếu hụt. Điều này là không an toàn cho trẻ.
Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa đôi khi chỉ đơn thuần do nguyên nhân chủ quan, sự tác động của môi trường gây nên nên. Nhưng, nó cũng là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Mabio khuyên bạn nên điều chỉnh cách chăm sóc trẻ hoặc đưa trẻ thăm khám khi cần thiết.