icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Hầu như trẻ sơ sinh đều được sở hữu làn da trắng mịn, bờ môi hồng hào, đỏ mọng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ sơ sinh môi thâm và khô. Nó không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt em bé mà còn khiến các mẹ lo lắng vì không biết đây có phải dấu hiệu của một bệnh lý nào không? Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh môi thâm và khô?

Đối với người lớn, việc thâm môi là do nhiều yếu tố như: gen di truyền, tác động của môi trường, thực phẩm ăn uống hàng ngày hay sử dụng mỹ phẩm,… Còn môi bị khô chủ yếu là do yếu tố môi trường và việc hấp thụ nước mỗi ngày ít. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh môi thâm và khô là do đâu khi yếu tố môi trường ít tác động, mỹ phẩm thì chưa dùng tới?

Đây cũng là một trong những dấu hiệu xuất hiện ở trẻ sơ sinh với 2 trường hợp có thể xảy ra:

  • Trường hợp 1: Nguyên nhân chủ quan do cách chăm sóc em bé của mẹ. Chẳng hạn như mẹ chưa hiểu rõ về nhiệt độ cơ thể con khác cơ thể mẹ. Việc cho con ăn mặc quá “mát mẻ” sẽ khiến con dễ bị lạnh dẫn tới thâm tím môi. Ngoài ra, với những trẻ môi bị khô chủ yếu là do mẹ không cung cấp đủ vitamin và nước vào cơ thể. Con bú mẹ thiếu những chất đó dẫn đến khô môi và cả cơ thể.
  • Trường hợp 2: Nguyên nhân khách quan thuộc về bệnh lý. Môi thâm có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch hay bệnh thiếu máu, thiếu sắt,…
Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh môi thâm và khô do nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có nguy hiểm không?

Dựa vào những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh môi thâm và khô thì các mẹ cũng có thể nhận biết được đây có phải là bệnh lý nguy hiểm không rồi đúng không? Sau đây sẽ là cách để mẹ biết khi nào môi con bị thâm, khô là nguy hiểm và ngược lại!

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô khi nào là bệnh lý nguy hiểm?

Nếu như trẻ sơ sinh môi thâm và khô kèm các dấu hiệu lạ, nguy hiểm thì mẹ cần cẩn trọng đến một số bệnh lý nguy hiểm:

Bệnh tim

Đối với căn bệnh này, có thể là do di truyền từ mẹ sang con, cũng có thể sau khi sinh mới phát hiện. Bệnh tim không chỉ có mỗi dấu hiệu môi bị thâm, khô mà còn có các dấu hiệu khác như:

  • Thâm tím ở chân tay
  • Bỏ bú
  • Thở nhanh
  • Người bứt dứt, khó chịu
  • Kích động có thể dẫn tới hôn mê,…

Nếu như phát hiện những dấu hiệu trên mẹ cần đưa trẻ tới các bệnh viện Nhi gần nhất để điều trị kịp thời bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Trẻ sơ sinh cũng có thể thiếu máu, thiếu sắt do sinh thiếu tháng làm giảm hemoglobin nghiêm trọng sau sinh, do hiện tượng tiêu hủy nhanh ở các tế bào hồng cầu. Để có thể xác định chính xác con có bị thiếu máu, thiếu sắt không mẹ cần đưa con đi xét nghiệm máu.

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Để xác định trẻ sơ sinh môi thâm và khô do thiếu máu cần được đi xét nghiệm

Khi có kết quả mẹ cũng không nên tự ý bổ sung sắt mà hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bổ sung sắt và canxi cùng một lúc sẽ làm tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn do canxi cản trở quá trình hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho con sử dụng nhiều vitamin C vì nó có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa sắt trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh môi thâm và khô khi nào được xem là bình thường?

Nếu như với các dấu hiệu trên cảnh báo mẹ phải đưa con đi khám thì cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh môi thâm và khô chỉ là dấu hiệu bình thường, không quá nghiêm trọng. Vậy trẻ sơ sinh khô môi hay bị thâm như thế nào được xem là bình thường?

  • Trẻ sơ sinh môi thâm thường xuất hiện ở những trẻ hay khóc và bị lạnh. Mẹ thử cách ủ ấm cho con, nếu sau thời gian ủ ấm mà môi bé chuyển dần sang hồng hào thì bé cũng không gặp vấn đề gì đáng lo ngại.
  • Ngoài ra, có trường hợp cũng không thuộc về bệnh lý khi môi con bị thâm tím đó là do sặc sữa mẹ, sữa xuống quá nhiều, trẻ không kịp nuốt. Tình trạng này sẽ kèm theo cả dấu hiệu khác như: ho, nên, sặc, khóc, tím tái từng cơn,… Cho nên, nếu là vấn đề này thì lần sau mẹ nên thay đổi cách bú. Cho con bú ít một nhưng nhiều lần, luôn cho bé nằm cao đầu khi bú và mẹ thì sử dụng 2 ngón tay kẹp vào núm vú để sữa không xuống ồ ạt.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh khô môi thì không quá nghiêm trọng vì nó chỉ đơn giản như việc con bị thiếu chất hay tác động của ngoại cảnh như thời tiết, nhiệt độ phòng hanh khô, thiếu nước, vitamin B,… Ngoài ra việc mẹ cho con bú bình sai cách cũng khiến môi bị khô. Cho nên nếu có thể hãy cho con bú sữa mẹ đúng cách.
Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Mẹ cần bổ sung nhiều vitamin B và nước để con tránh hiện tượng khô mô

Đối với một số mẹ không đủ sữa cho con bú, phải dùng sữa công thức thì nên bổ sung thêm sản phẩm lợi sữa để kích thích sữa về nhiều.

Viên uống lợi sữa Mabio không chỉ giúp kích thích tuyến sữa sản sinh ra nhiều sữa mà còn giúp tăng chất lượng sữa mẹ lên đặc hơn, thơm hơn, sánh hơn. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ nào cho cả mẹ và bé. Với những loại thảo dược quý hiếm như cao ích mẫu, cao hương phụ còn giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ biết trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm không. Cách nhận biết đâu là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh, đâu là dấu hiệu bình thường. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thể phát hiện sớm những nguy hiểm cho con để khám và điều trị kịp thời.

Chúc mẹ nuôi con nhanh lớn và khỏe mạnh mỗi ngày!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn