icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Lo lắng vì trẻ sơ sinh quấy khóc đêm: 6 GIẢI PHÁP khắc phục mẹ cần nhớ

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm là tình trạng rất phổ biến mà hầu như mẹ bỉm sữa nào cũng đã trải qua. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại khiến con quấy khóc nhiều vào ban đêm? Cùng tìm hiểu câu trả lời và giải pháp khắc phục cho vấn đề này.

Trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm là hiện tượng rất phổ biến
Trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm là hiện tượng rất phổ biến

Mẹ bỉm sữa chia sẻ tình trạng “ngủ ngày – cày đêm” của con

Trần Hà: Các mẹ ơi, có ai như em không, đêm nào cũng gần như phải thức trắng đêm vì con quấy khóc quá. Bé lại phải hơi mẹ rồi nên ai bế cũng khóc. Bạn ngày thì ngủ tít mít, gọi mãi mà cũng chẳng thèm dậy. Em thì lúc ngủ được lúc không. Cứ kéo dài tình trạng này chắc em suy nhược cơ thể mất. Các mom có bí quyết trị chứng quấy khóc ban đêm ở trẻ sơ sinh không, mách em với ạ.

Lương Thanh: Tình trạng của mom cũng giống mình, bé nhà mình mới tròn 3 tháng, chốt lại một câu là “ngủ ngày – cày đêm”. Mệt mỏi lắm, chồng mình thì đi làm xa. Bà nội, bà ngoại bị đau ốm không giúp được gì. Hai mẹ con cứ lục đục suốt đêm mãi. Nhưng thấy các chị trong nhà nói là trẻ thay đổi cữ nên mới thế, một thời gian sẽ hết thôi. Đành ráng chịu!

Thu Hồng: Không phải chỉ riêng các mom đâu, hồi em sinh cu Tí cũng vậy đấy. Nó khó tính lắm, hơi động một tí là nhè mồm ra. Chán lắm cơ. Có đêm con quấy khóc quá mình phát cáu lên, giận lây sang cả chồng.

Nguyễn Yến: Chị em ai có kinh nghiệm giúp em với! Trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm nhiều phải làm sao? Con em một tuần này rồi, đêm nào cũng phải 2 – 3 giờ sáng mới đi ngủ. Bé mở mắt chơi đã đành, thi thoảng lại ré lên khóc, mẹ bế lên rồi mà vẫn không yên. Mình đang muốn luyện cho con cách ngủ đúng giờ mà vẫn chưa làm được các mẹ ạ.

Giải đáp nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc ban đêm

Câu chuyện trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều về đêm là vấn đề rất phổ biến ở trẻ nhỏ những năm tháng đầu đời. Trong đó, có các nguyên nhân sau:

– Giờ sinh học của trẻ chưa ổn định: Trong vòng 3 tháng đầu sau khi sinh trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm. Ngay khi chào đời thị lực của bé ở mức 0,02 nên không thể phân biệt được sáng tối. Từ tháng thứ 4 trở đi là trẻ bắt đầu nhận thức được ngày và đêm. Nói khác đi, nếu ở trong bóng tối trẻ sẽ ngủ nhiều và sâu giấc hơn, và chúng chỉ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.

– Khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ sơ sinh thường khóc vào  2 – 3 tuần đầu tiên, và khóc nhiều nhất vào 6 – 8 tuần. Sau thời gian này bé sẽ khóc giảm đi. Thông thường, quấy khóc ban đêm ở trẻ sơ sinh là để giải tỏa căng thẳng trong 1 ngày dài.

– Trẻ sơ sinh bị căng thẳng thần kinh và khó chịu khi ngủ: Trẻ sẽ ngủ không sâu, không ngon giấc nếu không được thoải mái. Môi trường xung quanh kích thích tới não trẻ như: Tiếng ồn ào của tivi, ánh sáng đèn, trẻ mải chơi đùa và vận động… Những hành động này sẽ khiến cho bé không thể ngủ được, não trẻ có xu hướng bị kích thích biểu hiện ra ngoài là trẻ sẽ la hét và quấy khóc.

Trẻ cảm thấy căng thẳng và kích động sẽ hay quấy khóc đêm hơn
Trẻ cảm thấy căng thẳng và kích động sẽ hay quấy khóc đêm hơn

– Da của trẻ có vấn đề: Tã bẩn hoặc ngứa ngáy sẽ làm trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều vào ban đêm. Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ sẽ khó có thể ngủ được khi da của chúng không khô thoáng, sạch sẽ.

– Đói bụng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay quấy đêm. Dạ dày của trẻ còn bé và nhanh đói, mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc không hiểu ý con sẽ làm con nổi cáu và quấy khóc.

– Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh cũng làm con khó chịu và bật khóc.

– Hội chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ: Có khoảng 26% trẻ sơ sinh quấy khóc dạ đề mà không rõ nguyên nhân, bắt đầu từ tuần thứ 2 và hết sau 16 tuần.

Mẹo cải thiện chứng quấy khóc đêm ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể áp dụng một số kinh nghiệm chữa trị chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh sau đây:

– Không để đèn sáng khi ngủ, phòng ngủ cần yên tĩnh để trẻ không hướng sự chú ý vào những thứ xung quanh.

– Kiểm tra nhu cầu của trẻ: Mẹ hãy cho bé bú mớm khi con cần. Thông thường mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ là đủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra tã và vệ sinh bộ phận sinh dục của bé sáng tối hàng ngày.

– Massage cho trẻ: Bé sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn khi được mẹ massage. Không những vậy, còn cải thiện được tình trạng tiêu hóa kém, táo bón của bé – Một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm.

Massage cho trẻ sơ sinh là giải pháp chữa trị chứng quấy khóc đêm 
Massage cho trẻ sơ sinh là giải pháp chữa trị chứng quấy khóc đêm

– Mỗi khi trẻ sơ sinh quấy khóc, mẹ hãy cưng nựng con, vuốt ve, âu yếm trẻ. Lúc đó, trẻ sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ và yêu thương, con sẽ yên tâm và ngủ ngon hơn.

– Tập cho trẻ thói quen chơi và ngủ đúng giờ cũng là cách trị trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm.

– Bổ sung vi chất dinh dưỡng, vitamin D, canxi đầy đủ cho con.

Trẻ sơ sinh quấy đêm nhiều: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cần có sự tư vấn của bác sĩ khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm nhiều
Cần có sự tư vấn của bác sĩ khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm nhiều

Nếu bé quấy khóc đêm trong một thời gian dài. Thử các cách như trên vẫn không cải thiện thì mẹ hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm cách giải quyết. Đặc biệt, khi thấy các dấu hiệu kèm theo như không tỉnh táo, bú kém, ra mồ hôi trộm… Trẻ cần được khám dinh dưỡng và theo dõi để biết được chính xác con bị làm sao, thiếu chất gì.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm là hiện tượng sinh lý phổ biến. Mẹ không cần quá lo lắng mà hãy tạo cho con những thói quen giờ giấc, ngủ nghỉ thật tốt. Luôn quan tâm và vỗ về bé để bé yên tâm thì tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội