icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Tại sao nhiều trẻ sơ sinh vặn mình?

7 Mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Vặn mình ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng bình thường rất nhiều trẻ gặp sau khi sinh. Nếu ở mức độ nhẹ, trẻ thường khó chịu nhưng nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới nôn trớ. Có nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này trong đó dùng mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh được khá nhiều mẹ áp dụng và có hiệu quả. Cùng Mabio tìm hiểu về cách chữa trị này trong bài viết sau đây.

Tại sao nhiều trẻ sơ sinh vặn mình?

Nắm được nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh các mẹ sẽ giúp có hướng khắc phục phù hợp và nhanh chóng nhất.

Tại sao nhiều trẻ sơ sinh vặn mình?
Trẻ sơ sinh vặn mình là một hiện tượng bình thường

Nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh có một vài yếu tố được đưa ra các mẹ có thể cân nhắc:

– Khi mới sinh ra, trẻ vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài. Trong bụng mẹ, trẻ có cảm giác luôn được ôm ấp và ấm áp. Khi ra bên ngoài, không gian rộng lớn hơn nên trẻ khua chân tay không kiểm soát. Mẹ có thể cảm nhận được điều này nhiều nhất trong tháng đầu tiên sau khi sinh.

– Nơi ngủ của trẻ không được thông thoáng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, có thể quá sáng hay quá ồn. Bé không chỉ thường xuyên vặn mình mà còn có thể bị giật mình khi ngủ.

– Cơ thể bé đang bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu như canxi, kẽm, magie…. điều này khiến trẻ có xu hướng bứt rứt, khó chịu trong người. Vì thế thường xuyên cựa quậy, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Vặn mình có ảnh hưởng gì tới bé không?

Tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh được đánh giá là không ảnh hưởng quá nhiều tới trẻ. Do đó, mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu như gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ăn uống no sau đó vặn mình có thể gây nôn trớ. Lúc này, cần nhanh chóng khắc phục để sữa không tràn vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.

Mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, vặn mình ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng cần tìm hướng khắc phục để không ảnh hưởng quá nhiều tới trẻ, giúp trẻ có được cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.

Đối tượng trẻ sơ sinh được khuyên hạn chế sử dụng thuốc hay các biện pháp Y tế. Do đó, dùng mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh được đánh giá cao về độ an toàn, tính hiệu quả.

Thay quần áo thoáng mát cho trẻ trước khi ngủ

Thay quần áo thoáng mát cho trẻ trước khi ngủ
Mặc quần áo thoải mái tạo cảm giác dễ chịu cho bé

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình là trẻ đang chịu những tác động từ bên ngoài. Do đó, để trẻ có được một giấc ngủ ngon, không vặn mình, rướn mình cũng như giật mình ở trẻ sơ sinh khi ngủ cần:

– Chọn loại tã có thể thấm hút tốt cho trẻ, điều này giúp trẻ không gặp phải trạng tràn bỉm gây ướt áo.

– Tùy thuộc vào tình trạng thời tiết của mỗi mùa mà chọn quần áo phù hợp.

– Chăn gối cần sạch sẽ, không nên để trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu.

– Nhiệt độ phòng phù hợp nhất là từ 19 – 25 độ, không để nóng quá hay lạnh quá.

Dùng lá trầu không chữa vặn mình cho trẻ

Dùng lá trầu không chữa vặn mình cho trẻ
Chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh cũng là một cách được nhiều mẹ áp dụng.

– Mẹ chọn những lá trầu bánh tẻ (không già quá cũng như không non quá)

– Rửa lá thật sạch với nước muối sau đó để ráo và đem hơ trên bếp để giữ ấm.

– Đắp lá trực tiếp lên da bé sẽ giúp giữ ấm cơ thể và tăng cường khả năng kháng viêm.

– Thời điểm phù hợp nhất để áp dụng cách này là buổi sáng sớm hoặc khi bé ngủ để mang tới hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: Đã có rất nhiều mẹ áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không và gây nên những hậu quả đáng tiếc. Có nhiều trẻ bị bỏng rất nặng do mẹ hơ lá trầu quá nóng. Do đó, cần hết sức cẩn thận khi thực hiện vì da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần làm không đúng sẽ gây tổn thương cho trẻ.

Mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh: dùng dây thừng

Mẹ chuẩn bị một đoạn dây thừng để dưới gần giường của trẻ và nên để đúng vào bị trí bé ngủ. Bằng cách này tình trạng vặn mình của trẻ sẽ tự nhiên biến mất.

Cho tới thời điểm hiện tại, mẹo dân gian này chỉ đơn thuần là phương pháp truyền tai và không có bất cứ một giải thích khoa học nào. Do đó, thực hư hiệu quả của phương pháp có tốt thật không vẫn là một bí ẩn. 

Chữa vặn mình cho trẻ bằng chanh và lòng đỏ trứng gà

Chữa vặn mình cho trẻ bằng chanh và lòng đỏ trứng gà
Lòng đổ trứng gà và chanh chữa vặn mình cho bé

– Chuẩn bị chanh và trứng gà.

– Mẹ chuẩn bị 1 thìa nước cốt chanh và 1 lòng trắng trứng gà, đánh đều với nhau.

– Thoa hỗn hợp này lên toàn bộ cơ thể của trẻ và để khoảng trong vòng 10 phút thì tắm lại cho trẻ.

– Thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy trẻ có thể ngủ ngon lại mà không vặn mình hay rướn người.

Lưu ý: Trong nước cốt chanh có hàm lượng axit cao do đó nếu bôi trực tiếp lên da trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ gây nên tình trạng xót da. Lòng trắng trứng sẽ gây nên mùi tanh, nếu tắm không sạch sẽ rất mất vệ sinh, dễ gây bệnh về da. Do đó, thực tế, phương pháp này được đánh giá là thiếu khoa học và KHÔNG AN TOÀN với trẻ sơ sinh. Các mẹ không nên áp dụng. 

Chúng tôi chỉ mang tính giới thiệu với các mẹ chứ không khuyên mẹ nên áp dụng theo phương pháp này.

Thường xuyên massage cho trẻ

Mẹ thường xuyên massage và nặn chân tay cho trẻ cũng sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi phải thường xuyên nằm một chỗ. Khi trẻ vặn mình, mẹ cũng có thể dùng tay nhẹ nhàng vỗ về hoặc bế bé lên. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và dịu dàng của mẹ. Không còn cảm giác sợ hãi, cơ thể thả lỏng hơn.

Nhiều mẹ khi thấy trẻ vặn mình nhiều thường cuống quýt lên và lo lắng. Nhưng, điều này là không nên. Trẻ có thể cảm nhận được sự bất an của mẹ và sẽ vặn mình nhiều hơn.

Tắm nắng cho trẻ mỗi ngày

Đôi khi, trẻ thường xuyên vặn mình là do cơ thể đang bị thiếu canxi. Lúc này, việc cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm khoảng 30 – 1 giờ đồng hồ là cực tốt. Tắm nắng giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu vitamin D của bé. Do đó, việc bổ sung canxi cũng dễ dàng.

Hiện nay, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc tắm năng của trẻ. Nhưng, lời khuyên mà các bệnh sĩ bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra vẫn là nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để tăng cường khả năng hấp thu vitamin D.

Tắm nắng cho trẻ mỗi ngày
Tắm nắng cho trẻ mỗi ngày

Để vài nhánh tỏi ở đầu giường

Để vài nhánh tỏi dưới đầu giường là cách được nhiều người áp dụng khi trẻ thường xuyên quấy khóc. Và, khi trẻ vặn mình lời khuyên này cũng được đưa ra. 

Tuy nhiên, thực tế mẹo này cũng chỉ là kinh nghiệm truyền tai chứ không có bất cứ một căn cứ khoa học nào. Các mẹ có thể sử dụng theo tư duy “có kiêng có lành” để tránh tà ma (vì ma sợ tỏi) cũng như giúp trẻ không bị vặn mình.

Lưu ý khi chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

– Không tự ý bôi, thoa bất cứ thứ gì lên da trẻ: Da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, do đó tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên da. Không cẩn thận, có thể gây nên tình trạng bỏng da, viêm da…

– Nếu tình trạng quá nghiêm trọng nên thăm khám: Trẻ thường xuyên vặn mình gây nôn trớ thì tốt nhất nên cho trẻ thăm khám. Đôi khi, trẻ đang gặp một vấn đề gì đó về sức khỏe gây khó chịu, mệt mỏi.

– Các phương pháp nếu không hiệu quả nên chọn phương pháp khác: Khi mẹ đã áp dụng nhiều mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh mà không mang tới hiệu quả thì tốt nhất nên chọn phương pháp khác để mang tới hiệu quả.

Như vậy, có nhiều mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo, cân nhắc và nếu cảm thấy phù hợp có thể áp dụng. Tuy nhiên, hướng điều trị này cần cân nhắc kỹ lưỡng, nếu tần suất vặn mình nhiều thì nên thăm khám càng sớm càng tốt.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội