icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Bị tắc tia sữa phải làm thế nào để khắc phục nhanh nhất?

Khi bị tắc tia sữa phải làm sao? Đừng chủ quan! Nó có thể khiến mẹ bị viêm tuyến vú, áp xe, u xơ tuyến vú,…Cùng Mabio tìm hiểu xem nên làm gì để khắc phục nhé!

Bị tắc tia sữa thì phải làm sao?

Tình trạng tắc tia sữa ở các mẹ sau sinh khá phổ biến. Nó không chỉ khiến mẹ căng tức, đau vùng ngực mà còn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyên vú nếu như không được chữa trị kịp thời. “Khi bị tắc tia sữa nên làm gì?” là câu hỏi cũng như băn khoăn của hầu hết các mẹ sau sinh khi gặp phải tình trạng này. Sự căng thẳng không chỉ dừng lại ở đau đớn trên cơ thể mẹ mà còn nỗi lo khi con không đủ sữa bú, thậm chí là không có sữa để bú. Sau đây là 4 bước mẹ nên làm khi bị tắc tia sữa.

6 Cấp độ tắc tia sữa từ nhẹ đến nặng – Mẹ nên biết!

Tắc tia sữa cấp độ 1: Từ 1 – 2 ngày đầu

Đây là giai đoạn mới chớm, tắc sữa còn nhẹ và người mẹ có thể khắc phục bằng những biện pháp đơn giản.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa giai đoạn 1:

Những dấu hiệu bị tắc tia sữa đầu tiên mẹ có thể nhận biết:

– Sáng tỉnh dậy người mẹ thấy trong người mệt mỏi, đau đầu hơn bình thường.

– Bầu ngực bắt đầu căng hơn, nhưng mẹ rất dễ nhầm với triệu chứng căng sữa vì ban đêm tuyến sữa hoạt động rất mạnh.

– Cho con bú hoặc dùng tay vắt thấy sữa chảy nhỏ giọt, chảy được ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.

Tắc tia sữa cấp độ 1 làm thế nào?

– Hãy chắc chắn rằng mẹ đã vệ sinh sạch sẽ cả bầu ngực và đầu vú.

– Dùng khăn sữa nhúng vào nước ấm nóng (mức nóng nhất mà mẹ có thể chịu được, tránh nóng quá sẽ gây bỏng da) chườm lên ngực, vừa chườm vừa day. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

– Tiếp tục cho con bú hoặc dùng máy hút sữa hút sạch sữa trong bầu ngực.

Tắc tia sữa cấp độ 2: Từ 3 – 4 ngày tiếp theo

Lúc này, mặc dù chưa bị tắc sữa nặng song các triệu chứng cũng đã trở nên tồi tệ hơn ban đầu.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa cấp độ 2

– Cơ thể người mẹ vẫn mệt mỏi, có biểu hiện sốt.

– Bầu ngực vẫn tiếp tục sưng lên, vắt hút thấy sữa ra rất ít hoặc không ra sữa, dùng tay sờ nắn thấy có những cục sữa đông lổn nhổn.

Tắc tia sữa cấp độ 2 làm thế nào?

– Tiếp tục day ngực bằng khăn ấm nóng, day mạnh trong sức chịu đựng để đánh tan các cục sữa đông.

– Massage ngực theo chiều hướng ra phía đầu ngực, vắt hoặc hút sữa để làm giảm tình trạng ứ đọng sữa. Làm nhiều lần trong ngày.

– Lấy một nắm lá đinh lăng sắc với khoảng 1 lít nước uống trong ngày để kích thích đả thông ống dẫn sữa.

– Ngay lúc này, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa vì chúng khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cần làm đúng và đủ mới có thể mang tới hiệu quả như mong muốn được.

Tắc tia sữa cấp độ 3: Từ 5 – 6 ngày

Vắt hút sữa khi bị tắc tia sữa

Lúc này, tắc tia sữa đã sang giai đoạn nặng, các triệu chứng dữ dội hơn và cũng khó khắc phục hơn. Tuy nhiên nếu mẹ có thể bắt tay vào kiểm soát vấn đề luôn thì việc khơi thông các cục sữa đông vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa cấp độ 3

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao, đổ mồ hôi, mất nước.

– Bầu ngực bị tắc tia sữa nặng tiếp tục sưng lên, rất đau, quan sát thấy da ngực đổi màu xanh hoặc vàng, các cục sữa đông xuất hiện nhiều hơn.

– Vắt hút không thấy ra sữa, đầu ngực tấy đỏ.

Tắc tia sữa cấp độ 3 làm thế nào?

– Uống đủ nước và ăn uống đủ chất trong thời gian này rất quan trọng.

– Tiếp tục mát xa, chườm nóng bầu ngực để đánh tan sữa đông, uống nước lá đinh lăng để khơi thông ống sữa. Không được uống thuốc cai sữa để hạn chế sự tiết sữa.

– Vắt hút sữa đều đặn, nếu quá đau có thể nhờ dược sĩ ở hiệu thuốc tư vấn cho thuốc giảm đau.

Tắc tia sữa cấp độ 4: Từ ngày thứ 7

Lúc này người mẹ đã bị tắc sữa rất nặng, có thể đã chuyển sang giai đoạn viêm tuyến sữa.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa cấp độ 4

– Cơ thể suy nhược vì sốt cao (sốt nóng hoặc sốt rét), mất nước nên da và môi rất khô.

– Bầu ngực đã bớt sưng, ngực không còn cứng mà mềm hơn do đã hóa mủ.

– Người mẹ có thể bị nổi hạch ở nách, cử động cánh tay trở nên khó khăn.

Tắc tia sữa cấp độ 4 làm thế nào?

Tắc tia sữa phải làm thế nào ở cấp độ 4 này? Đến gặp bác sĩ là việc làm hợp lý nhất các mẹ nhé. Qua việc thăm khám, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đưa ra được những lời khuyên phù hợp nhất với từng mẹ.

Giai đoạn này tình trạng đã khá nghiêm trọng do có mủ, do đó, việc sử dụng các phương pháp dân gian thường không mang tới kết quả như mong muốn nữa.

Tắc tia sữa cấp độ 5: Trên 7 ngày

Đây là cấp độ chuyển từ viêm tuyến vú sang áp xe vú.

Vú chảy mủ vì áp xe

Dấu hiệu bị tắc tia sữa cấp độ 5

– Cơ thể vẫn sốt cao, thực sự mệt mỏi cả tinh thần và thể xác.

– Ngực mềm, bớt sưng, bớt đau nhưng lại chuyển sang tắc sữa chảy máu kèm theo mủ do các khối mủ vỡ ra. Nếu mủ không chảy ra ngoài thì sẽ đông lại thành các khối xơ cứng trong bầu ngực.

Tắc tia sữa cấp độ 5 làm thế nào?

Khi đã chuyển sang áp xe, hầu hết tất cả các trường hợp đều phải đến bệnh viện chích hút mủ để chữa trị. Theo như nhiều mẹ chia sẻ, chích áp xe còn kinh khủng hơn khi đau đẻ.

Tuyệt đối không cho trẻ bú mẹ. Việc bú mẹ lúc này là vô cùng nguy hiểm với trẻ vì trong sữa mẹ có mủ.

Tắc tia sữa cấp độ 6: Áp xe vú biến chứng

Dấu hiệu bị tắc tia sữa cấp độ 6

Đây có thể được coi là cấp độ nặng nhất của tắc sữa khi mà từ áp xe đã chuyển sang nhiều biến chứng nặng nề hơn, bao gồm:

– Tạo thành khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết, sau khi chữa cũng rất dễ tái phát lại.

– Người bệnh có thể bị nhiễm độc nặng và hoại tử phải cắt bỏ ngực.

– Khối áp xe lan sang mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương gan và thận hoặc toàn thân.

Tắc tia sữa cấp độ 6 làm thế nào?

Bắt buộc phải đến bệnh viện. Lúc này, rất có thể các mẹ sẽ phải trải qua một cuộc tiểu phẫu để giải quyết triệt để vấn đề.

Rất hiếm trường hợp tử vong do bị tắc tia sữa nặng, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ mà tắc tia sữa nặng còn khiến trẻ không được bú mẹ hoặc phải cai sữa khi còn rất nhỏ. Vì vậy hãy đi chữa tắc sữa càng sớm càng tốt các mẹ nhé!

2. Xác định nguyên nhân gây nên tình trạng tắc sữa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa. Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ đi tìm hướng chữa trị thích hợp cũng như biết phải làm sao để tình trạng này không tái diễn.

Một số nguyên nhân có thể kể đến khiến mẹ bị tắc tia sữa đó là:

  • Sữa non bị ứ đọng, không cho bé bú sớm.
  • Mẹ thay đổi tần suất cho con bú, không cho bé bú thường xuyên.
  • Không day đều bầu sữa khiến ông dẫn sữa tắc nghẽn.
  • Không vắt hết sữa còn thừa sau khi bé bú hoặc sau hút sữa.
  • Mẹ không vệ sinh đầu ti sạch sẽ sau khi cho bé bú khiến vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm tắc.
  • Cho bé bú không đúng cách.
  • Căng thẳng sau sinh hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

    Mẹ có muốn được GỌI LẠI TƯ VẤN để bé bú hoàn toàn sữa mẹ?

    3. Tắc tia sữa làm thế nào? Đi tìm giải pháp khắc phục phù hợp

    Tùy theo mức độ bệnh cũng như thể trạng của mẹ, sẽ có nhiều hướng chữa trị phù hợp. Một số cách sau đây có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng tắc tia sữa hữu hiệu.

    • Tiếp tục cho bé bú đúng cách
    • Mát xa bầu ngực nhẹ nhàng làm tan cục sữa đông bên trong ngực: Massage nhẹ nhàng đầu vú, dùng 2 tay ép chặt bầu vú bị tắc vào ngực kết hợp day đều từ đầu vú đến vùng ngực căng tức và ngược lại. Làm liên tục 10-20 lần, sau đó nặn sữa ra.
    • Chườm nóng: Mẹ có thể dùng khăn xô ấm đắp lên vùng ngực giúp làm tan các cục sữa đông.
    • Vắt sữa thừa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa: Áp dụng với những trường hợp tắc ngay gần đầu vú và mới bị tắc tia sữa
    • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, dinh dưỡng hợp lý.
    • Mẹ nên kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên như: chè vằng, hương phụ, ích mẫu, biển súc,… giúp thông tắc tuyến sữa.

    Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa có mủ, đầu vú căng tức, sưng đau kèm sốt thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và sử dụng các biện pháp giảm căng tức bằng vật lý trị liệu như dùng đèn hồng ngoại và đèn chiếu ánh sáng xanh giúp làm mềm vú, thông tia sữa.

    4. Phòng ngừa tắc tia sữa tái lại

    Mẹ nên lưu ý, tắc tia sữa rất dễ tái lại. Mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân nào gây tắc sữa ở mẹ sau sinh để tránh mắc phải những sai lầm dẫn đến tắc sữa.

    Một số gợi ý nhỏ sau sẽ giúp mẹ phòng ngừa tắc tia sữa hiệu quả:

    • Cho bé bú càng sớm càng tốt.
    • Vệ sinh đầu vú sạch sẽ sau mỗi lần cho bé bú hoặc hút sữa.
    • Không nên mặc áo quá chật.
    • Nên day, mát xa đầu vú mỗi ngày.
    • Nên hút hết sữa ra sau mỗi lần bé bú.
    • Theo dõi, chăm sóc đầu vú thường xuyên. Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ở ngực nên đi thăm khám và chữa trị kịp thời.

      Mẹ có muốn được GỌI LẠI TƯ VẤN để bé bú hoàn toàn sữa mẹ?

      Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết phải gì khi bị tắc tia sữa. Để được tư vấn miễn phí về cách thông tia sữa cũng như làm thế nào để sữa về nhiều hơn, mát hơn, thơm hơn sau khi bị tắc tia sữa, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0981 661 006 hoặc nói chuyện trực tiếp với các chuyên viên tư vấn qua box chat trên website.

      Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

      Nguồn: Mabio.vn

      MẸ LƯU Ý:

      Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

      Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

      💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

      Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

      ✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

      ✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

      ✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

      💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

      💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

      Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

      💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

      Từ khóa liên quan: tắc sữa thì làm thế nào, tắc tia sữa phải làm gì, tắc sữa thì phải làm sao

        Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

        1 Bình luận

        Để lại bình luận

        Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *