icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

17 bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý đúng nhất

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh phần lớn không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng không biết cách xử lý kịp thời có thể khiến trẻ phải chịu nhiều biến chứng đáng tiếc. Tìm hiểu thông tin về các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ nhận biết và chủ động tìm được hướng khắc phục.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Giảm trọng lượng trong tuần đầu sau sinh

– Triệu chứng: Trong từ 7 – 10 ngày sau sinh, trẻ có thể bị giảm 6 – 10% trọng lượng cho dù được bú mẹ đầy đủ.

– Nguyên nhân: Do sự mất nước qua da, đi phân su và đi tiểu nhiều.

– Cách xử lý: Cho bé bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của bé. Sau thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân rất nhanh, khoảng 1 – 1,2 kg/tháng nên cha mẹ không cần phải lo lắng.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh rất mỏng và yếu, do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của môi trường cũng có thể làm trẻ gặp các vấn đề không bình thường về da.

1. Vàng da

– Triệu chứng:

  • Vàng da sinh lý: Da mặt, ngực, tay chân trẻ bị vàng 2 – 3 ngày sau sinh, tiêu phân vàng, bé vẫn bú mẹ và ăn ngủ tốt.
  • Vàng da bệnh lý: Vùng bị vàng da tăng nhanh, trẻ đi phân bạc màu, có thể kèm theo lá lách to.
các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân:

  • Vàng da sinh lý: Cơ thể bé có quá nhiều bilirubin hơn mức mà cơ thể có thể đào thải. Tình trạng này gặp ở hầu hết các trẻ, vì vậy vàng da sinh lý được xếp vào một trong những bệnh về da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.
  • Vàng da bệnh lý: Có nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ bị tán huyết, bệnh gan, tắc mật, bệnh nhiễm trùng.

– Cách xử lý: Sau 3 ngày mà vàng da không chấm dứt phải đưa trẻ đến bệnh viện.

2. Mụn sữa hay mụn trứng cá, nang kê

– Triệu chứng: Xuất hiện vài tuần sau sinh, hiếm khi thấy ngay khi trẻ vừa chào đời. Mụn nhỏ mọc nhiều ở trên má, trán, cằm và lưng, có thể được bao bọc bởi 1 vùng da tấy đỏ. Mụn tăng nhiều khi cơ thể bé nóng lên hoặc tiếp xúc với nước bọt, chất tẩy rửa.

các bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Do da quá mỏng và yếu, ảnh hưởng từ các hormone nhận được tử người mẹ hoặc trẻ bị phì đại tuyến bã.

– Cách xử lý: Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm của trẻ sơ sinh. Dùng khăn xô mềm lau khô người cho trẻ sau khi tắm.

Nếu sau 3 tháng mụn sữa không chấm dứt phải đưa trẻ đến bệnh viện.

3. Viêm da tiết bã

– Triệu chứng: Viêm da tiết bã cũng là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà dân gian vẫn gọi là “cứt trâu”. Bệnh xuất hiện từ khi trẻ được 2 tuần tuổi với những vảy nhờn dính tập trung nhiều trên đỉnh đầu hoặc ở vùng tã lót.

bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da tiết bã

– Nguyên nhân: Do gen di truyền, môi trường sống ẩm ướt, hoặc do tăng đáp ứng viêm với vi nấm Malasssezi furfur.

– Cách xử lý: Gội đầu mỗi khi tắm cho trẻ, có thể bôi thêm dầu khoáng. Sau 8 – 12 tháng, các vảy “cứt trâu” này sẽ biến mất.

4. Chàm Eczema

– Triệu chứng: Da khô, nổi đỏ từng mảng, ngứa, mụn nước, bị kích ứng khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoa, nước bọt hoặc các chất tẩy rửa khác. Bệnh xuất hiện nhiều ở mặt, đầu, chân tay sau đó lan ra khắp cơ thể.

các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng chàm Eczema ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Do di truyền, tăng tiết bã nhờn, do trẻ phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, lông vật nuôi, hóa chất…

– Cách xử lý: Để trẻ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Tắm cho trẻ hàng ngày và bôi dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày.

Trường hợp da bị trày xước hoặc mưng mụn mủ nên đưa trẻ đến bệnh viện.

5. Rôm sảy

– Triệu chứng: Xuất hiện mụn nước li ti ở mặt, cánh tay, lưng, cổ.

một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị rôm sảy

– Nguyên nhân: Do trẻ tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát hết được. Bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè.

– Cách xử lý: Bệnh tự hết khi vệ sinh sạch sẽ và để trẻ mặc quần áo khô thoáng.

6. Hăm tã

– Triệu chứng: Bệnh trải qua nhiều cấp độ, từ những vết ửng đỏ đến rộp nước ở vùng mông, bẹn. Trẻ bị hăm tã thường phải chịu rất nhiều đau đớn.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị hăm tã

– Nguyên nhân: Dùng tã quá nhiều, tã quá chật, vệ sinh kém. Hiện nay, với sự phổ biến của tã giấy, hăm tã đã “vươn lên” trở thành một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Cách xử lý: Hạn chế dùng tã, giữ cho vùng mông, bẹn của trẻ khô thoáng.

Xem thêm: Bé bị hăm tã phải làm sao?

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan đến tiêu hóa

Không chỉ làn da mà cả hệ tiêu hóa của trẻ lúc này cũng còn rất non nớt. Ngay cả khi chỉ bú sữa mẹ, trẻ vẫn có thể mắc một số vấn đề về hệ tiêu hóa.

1. Đi ngoài nhiều

– Triệu chứng: Sau 6 – 12 giờ đầu sau sinh trẻ đi phân keo màu xanh đậm, không mùi. Sau đó trẻ bú mẹ và đi nặng 2 – 3 lần/ngày, đi nhẹ có thể hơn 10 lần/ngày.

– Nguyên nhân: Phân ngay sau khi sinh là phân su, có màu xanh và không mùi. Sau đó, trẻ bú mẹ, trong sữa có nhiều nước nên trẻ đi vệ sinh nhiều là chuyện bình thường. Đây không phải là bệnh.

– Cách xử lý: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời theo nhu cầu của trẻ.

2. Nôn trớ, sặc

– Triệu chứng: Xuất hiện nhiều trong vài tháng đầu. Sau khi bú mẹ trẻ bị trớ ra sữa màu trắng, vàng hoặc sữa vón cục.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Bé bú sai tư thế, đặt bé nằm ngay khi vừa bú xong, trẻ ăn quá nhiều. Một số trường hợp do bệnh lý như chậm nhu động ruột, viêm đường hô hấp trên, dị tật đường tiêu hóa.

– Cách xử lý: Ngay khi trẻ nôn trớ phải cho trẻ nằm nghiêng và sơ cứu nếu trẻ bị sặc. Tham khảo tư thế đúng trong và sau khi cho trẻ bú để tránh bị nôn trớ.

Xem thêm: Xử lý khi trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng

3. Tiêu chảy

– Triệu chứng: Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng hoặc rất lỏng, mùi tanh. Trường hợp nặng có thể đi ngoài kèm theo máu.

– Nguyên nhân: Do mẹ cho con bú ăn phải nhiều thực phẩm có tính hàn, trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

– Cách xử lý: Mẹ không ăn ốc trong thời gian cho con bú, hải sản như cua, tôm, cá chỉ nên ăn 1 bữa/tuần. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để bù đắp lượng nước đã mất khi trẻ bị tiêu chảy.

Mặc dù tiêu chảy cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng ta không thể vì thế mà coi thường. Nếu trẻ bị tiêu chảy 2 ngày không khỏi cần đưa trẻ đến bệnh viện để không nguy hiểm đến tính mạng.

4. Táo bón

– Triệu chứng: Trẻ trên 1 ngày mới đi nặng, phân rắn, trẻ phải tốn nhiều sức rặn mới có thể đi vệ sinh được.

– Nguyên nhân: Do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng khi đang cho con bú, cho trẻ dùng sữa công thức không phù hợp.

– Cách xử lý: Mẹ tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống (rau xanh, củ quả), cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu bắt buộc phải dùng sữa ngoài, hãy chọn sữa mát.

Xem thêm: 7 loại sữa mát dành cho trẻ bị táo bón

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan đến hô hấp

Nấc cụt, nghẹt mũi khó thở, hắt hơi, nhiễm trùng đường hô hấp là những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Nghẹt mũi, hắt hơi

– Triệu chứng: Trẻ thở khó nhọc, khò khè, thường xuyên hắt hơi, có thể bị sổ mũi.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, hắt hơi

– Nguyên nhân: Trẻ bị cảm lạnh, dị ứng bụi bẩn, lông vật nuôi.

– Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ và mặc quần áo ấm cho trẻ. Xoa tinh dầu vào lòng bàn chân, cho trẻ bú mẹ nhiều.

Nếu trẻ có mũi cần phải dùng hút mũi để hút sạch. Để bé nằm cao đầu một chút khi ngủ để nước mũi không chảy ngược vào trong.

2. Nấc cụt

– Triệu chứng: Xuất hiện nhiều khi trẻ mới chào đời. Trẻ nấc liên tục, có thể bị nấc 3 lần/ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút.

– Nguyên nhân: Do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại.

– Cách xử lý: Không đợi đến khi trẻ quá đói mới cho ăn, cũng không nên cho trẻ bú quá no. Sau khi ăn, cần bế đầu cao hơn người để trẻ dễ tiêu hóa. Cho bé bú mẹ cũng là một cách chữa nấc cụt hiệu quả.

Nếu trẻ nấc cụt trên 3 lần/ngày, mỗi lần kéo dài trên 3 phút sẽ khiến trẻ mệt mỏi. Khi đó cần đưa trẻ đến bệnh viện.

3. Nhiễm trùng hô hấp

– Triệu chứng: Sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè. Trường hợp nặng trẻ thở nhanh, sốt cao, co giật, người tím tái.

– Nguyên nhân: Do nhiễm lạnh, ô nhiễm không khí, trẻ bị lây nhiễm từ người khác.

– Cách xử lý: Cho trẻ bú mẹ và đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc.

Một số bệnh thường gặp khác ở trẻ sơ sinh

1. Tưa lưỡi

– Triệu chứng: Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng hoặc vết loét nhỏ khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú. Các vết tưa lưỡi có thể phát triển sang niêm mạc má, vòm miệng làm trẻ đau đớn.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi

– Nguyên nhân: Do nấm, vi khuẩn, virus.

– Cách xử lý: Không nên lạm dụng các dụng cụ tưa lưỡi, không dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dùng một trong các hoạt chất chống nấm Mycostatin/Nilstat/Nystatin, Miconazole/Daktar để bôi cho trẻ.

2. Rốn lồi

– Triệu chứng: Có mô phình ra ở khu vực dưới rốn, rốn lồi ra khá rõ, trẻ không đau.

– Nguyên nhân: Thoát vị rốn khiến một phần nội tạng rời khỏi vị trí ban đầu. Bệnh gặp nhiều ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

– Cách xử lý: Bệnh thường tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Nếu khi đó tình trạng không tốt lên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

Xem thêm: Dùng đồng xu chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh

3. Huyết tán

– Triệu chứng: Trẻ bị vàng da, thiếu máu kéo dài.

– Nguyên nhân: Do sự không tương thích giữa nhóm máu của người mẹ và thai nhi.

– Cách xử lý: Chọc dò nước ối khi mang thai để phát hiện sớm. Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy các dấu hiệu của huyết tán để được truyền máu và điều trị càng sớm càng tốt.

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh phần lớn do sức đề kháng yếu, phần còn lại do di truyền. Siêu âm đều đặn trong giai đoạn thai kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và định hướng điều trị bênh từ sớm. Sau khi sinh con, hãy đảm bảo cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Trường hợp người mẹ có các vấn đề về sữa cần tìm biện pháp bổ sung để đảm bảo đủ nguồn sữa mẹ cho con.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

 

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    2 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *