(Mabio.vn) Trong những năm tháng đầu đời, có nhiều trẻ mặc dù được cha mẹ chăm bẵm rất kỹ nhưng vẫn thấp còi, chậm lớn vì cơ thể trẻ không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn. Sử dụng các biện pháp tăng khả năng hấp thụ cho trẻ sẽ khắc phục được vấn đề này, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Nhận biết khi trẻ kém hấp thụ thức ăn
Không phải tất cả các trường hợp trẻ thấp còi đều là do kém hấp thụ thức ăn. Do đó, trước khi tìm biện pháp tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho trẻ, cha mẹ cần phải nắm được các dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang mắc chứng kém hấp thụ.
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài thường xuyên, lỏng phân, phân có mùi hôi tanh hoặc cũng có thể táo bón, triệu chứng này tùy thuộc vào từng trường hợp.
– Bụng trẻ liên tục có những tiếng kêu ọc ọc ngay cả khi trẻ đã ăn no, bụng căng chướng khó chịu.
– Trẻ lười ăn, lười bú sữa, tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
– Trẻ mệt mỏi, không chịu vận động, ngủ không ngon giấc.
– Trẻ có thể bị khô tóc, rụng tóc.
– Kém hấp thụ thức ăn kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch và rất hay ốm.
Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thụ thức ăn
– Thiếu hụt các enzyme tiêu hóa, đặc biệt là enzyme lipase và protease (hai enzyme này có vai trò tăng khả năng hấp thụ chất béo và chất đạm của trẻ).
– Trẻ bị thiếu kẽm và selen cũng là nguyên nhân khá phổ biến.
– Trẻ phải sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc nhiễm các bệnh viêm nhiễm, bệnh phải phẫu thuật.
– Mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng thời điểm, có thể là quá sớm khiến cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hấp thụ được, hoặc cho ăn dặm quá muộn làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm hấp thụ.
– Chế độ ăn dặm của trẻ chưa cân đối, thiếu chất này nhưng lại dư thừa chất kia khiến cơ thể trẻ bị quá tải/thiếu hụt, phát triển không cân đối và không hấp thụ được thức ăn. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất.
– Một số nguyên nhân ít gặp: Trẻ mắc chứng ruột ngắn, hẹp đường mật bẩm sinh.
Tăng khả năng hấp thụ thức ăn ở trẻ bằng cách nào?
Khả năng hấp thụ thức ăn ở mỗi trẻ là không giống nhau, do đó cùng một lượng thức ăn nạp vào, có trẻ thì phát triển rất khỏe mạnh, có trẻ lại lâm vào tình trạng thấp còi. Để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tốt nhất là nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 1 tuổi rưỡi vì trong sữa mẹ chứa nhiều enzyme lipase sẽ giúp trẻ hấp thụ các chất tốt hơn.
– Trẻ được 6 tháng tuổi trở lên là thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm vì lúc này, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Không cho trẻ ăn sớm quá sẽ làm trẻ bỏ phí những dưỡng chất rất quý giá trong sữa mẹ.
– Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn, phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ hãi mỗi lần ăn dặm.
– Khuyến khích trẻ chạy nhảy, vui chơi hoặc vận động để trẻ có cảm giác đói, khi ăn sẽ thấy ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
Gợi ý chế độ ăn dặm để tăng khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ
Như đã nói, bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ nên tăng khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ bằng cách cho trẻ ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, lựa chọn đồ ăn dặm cho trẻ phải thật cẩn thận, nếu không trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là thực đơn gợi ý của Mabio dành cho các mẹ:
– Trẻ từ 6 – 7 tháng: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Cho trẻ ăn 1 bát bột loãng 5%, bột này nên bổ sung bột thịt lợn, rau xanh và một chút dầu ăn. Ngoài ra, nên cho trẻ uống 20ml nước hoa quả mỗi ngày.
– Trẻ từ 7 – 8 tháng: Vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Bổ sung cho trẻ 2 bát bột 10% mỗi ngày, thay bột thịt lợn bằng bột gạo, ngoài ra vẫn thêm dầu ăn, rau xanh. Tăng số lượng nước hoa quả lên 40ml/ngày.
– Trẻ từ 9 – 12 tháng: Thời gian này trẻ vẫn cần bú mẹ. Một ngày cho trẻ ăn 3 bát bột nấu từ bột gạo, rau xanh và dầu ăn. Nước hoa quả tăng lên 60ml/ngày.
– Trẻ từ 12 – 24 tháng: Trẻ vẫn bú mẹ nếu mẹ còn sữa, nếu không có thể dùng sữa công thức để tăng chiều cao cho trẻ. Thay bột bằng cháo nấu nhừ, có thể nấu với nước hầm xương, thịt, rau xanh. Không cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây hóc, nước ngọt hoặc các loại nước uống có chất hóa học. Nước hoa quả có thể cho trẻ uống lên đến 80 – 100ml/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo nhu cầu của trẻ.
Trong trường hợp mẹ đã dùng chế độ dinh dưỡng mới nhưng vẫn không thể tăng khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ, mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định các nguyên nhân sâu xa khác và điều trị kịp thời.
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
1 Bình luận