Hiện nay, phương pháp đẻ thường không đau dành được sự quan tâm rất lớn của các mẹ bởi nó giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Vậy, đẻ thường không đau là như thế nào? Nó có thực sự an toàn cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở.
Cùng Mabio đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Đẻ thường không đau là như thế nào?
Trong quá trình chuyển dạ, mỗi sản phụ sẽ cảm nhận cơn đau của mình khác nhau. Có người đau nhưng vẫn có thể chịu đựng được nhưng có những mẹ đau tưởng chết đi sống lại. Càng đến giây phút lâm bồn, các cơn đau sẽ tăng dần và đạt tới mức tối đa khi thai di chuyển vào vị trí xương chậu của mẹ.
Hiện nay, phương pháp đẻ thường không đau được khá nhiều mẹ áp dụng. Nó chính là một thủ thuật gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả nhất hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên.
Thời điểm lý tưởng để thực hiện gây tê ngoài màng cứng là khi tử cung của sản phụ mở từ 3 – 8cm, trong trường hợp sản phụ cảm thấy quá đau thì cũng có thể thực hiện sớm hơn. Nói chung, chỉ cần em bé chưa chui xuống khung xương chậu của mẹ thì đều có thể thực hiện.
Có nên sử dụng phương pháp đẻ thường không đau?
Đẻ không đau dành cho phụ nữ sinh thường giúp quá trình chuyển dạ được diễn ra một cách tự nhiên. Đánh giá một cách khách quan, phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm phương pháp đẻ thường không đau:
- Mẹ vẫn hoàn toàn có thể nhận biết được các cơn gò tử cung và tiến hành rặn đẻ như thường.
- Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm nguy cơ hạ huyết áp trong quá trình thực hiện hơn so với phương pháp gây tê tủy sống.
- Những mẹ nào sử dụng dịch vụ đẻ không đau nhưng không thể sinh thường được sẽ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai, lúc này lượng thuốc tê sẽ có liều lượng và nồng độ cao hơn so với bình thường.
Nhược điểm phương pháp đẻ thường không đau:
Đánh giá một cách khách quan, phương pháp đẻ thường không đau cũng có một số hạn chế và rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện.
- Mất kiểm soát bàng quang: Do sự tác động của thuốc gây tê, thai phụ sẽ không có cảm giác căng cứng bàng quang. Sau khi hết thuốc tê thì khả năng kiểm soát này sẽ trở lại trạng thái bình thường, trong quá trình gây tê sản phụ sẽ được thông tiểu.
- Hạ huyết áp: Đây được đánh giá là một trong những vấn đề mà sản phụ dễ gặp phải nhất. Nguyên nhân là do thuốc gây tê ảnh hưởng tới dây thần kinh mạch máu và gây nên tình trạng này.
- Buồn nôn: Khi bị hạ huyết áp, sản phụ dễ có cảm giác buồn nôn.
- Biến chứng khác: Bên cạnh những tác dụng phụ kể trên, nhiều sản phụ cũng gặp phải một số vấn đề khác như: ngứa da, đau lưng, tụ máu ngoài màng cứng, ngất, khó thở…
Cân nhắc vào những ưu điểm và hạn chế trên, các sản phụ có thể tự đưa ra quyết định có nên sử dụng phương pháp này hay không.
Xem thêm: 7 mẹo dân gian giúp sinh nhanh không đau mẹ nào cũng nên biết
Đẻ thường không đau có ảnh hưởng tới sức khỏe bé yêu?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, đẻ thường không đau sẽ không ảnh hưởng gì tới em bé khi ở trong bụng. Phương pháp gây tê này chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh, thuốc được tiêm trực tiếp vào rễ dây thần kinh nên hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu. Nó hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng thuốc gây tê trong quá trình sinh nở cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định tới lượng sữa mẹ. Thường những mẹ lựa chọn phương pháp đẻ thường không đau sẽ có sữa về chậm hơn so với những mẹ đẻ thường mà không sử dụng bất cứ phương pháp can thiệp nào từ 1 – 2 hôm. Mẹ có thể lưu ý điều này trước khi quyết định có nên chọn phương pháp đẻ thường không đau hay không.
Bài viết nhỏ giúp bạn trả lời câu hỏi đẻ thường không đau là như thế nào. Đây là một phương pháp tiên tiến, mang tới cho mẹ sự dễ chịu và giảm đau đớn trong quá trình sinh nở. Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn nào, hãy để lại bình luận để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.