icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Gợi ý mâm cơm cho bà đẻ: Ngon, bổ, rẻ, không sợ tăng cân

Trong quan niệm dân gian, mâm cơm cho bà đẻ cần phải nhiều chất để các vết thương nhanh hồi phục và mẹ nhanh có sữa cho con bú. Bởi vậy, cứ món nào nhiều chất (như cơm nếp, móng giò, rau ngót) đều được lặp đi lặp lại nhiều lần. Sự lặp lại không khoa học này gây ra cảm giác chán ngán của bà đẻ mỗi khi ăn uống, đồng thời cũng là nguyên nhân gây thiếu hụt dưỡng chất ở phụ nữ sau sinh.

Ám ảnh vì những bữa cơm tẩm bổ sau sinh

Tâm sự đến từ mẹ Hiền: “Trong ngày đầu tiên sau sinh, mình chỉ được ăn cháo trắng, bát đầu tiên thì thấy ngon lắm, nhưng ăn cả ngày đúng là xót ruột không chịu được vì thiếu rau. Sang đến ngày thứ 2 thì đổi qua món cháo thịt nấu rau ngót, đã bớt xót ruột nhưng ăn cháo mãi rất chán, chỉ nhìn là đã không muốn ăn rồi.

Sang ngày thứ 3 thì mình được ăn cơm. Trời ạ, hóa ra cơn ác mộng ăn uống bây giờ mới bắt đầu. Hôm nào thực đơn cũng là móng giò, hết móng giò hầm củ cải, móng giò nấu rau ngót, móng giò hầm đu đủ lại đến móng giò nấu cháo. Các cụ bảo mâm cơm cho bà đẻ không thể thiếu móng giò được, không ăn móng giò thì lấy đâu ra sữa cho con bú. Còn mình thì mỗi lần nhìn thấy mâm cơm là chỉ muốn ói vì quá ngấy.

mâm cơm cho bà đẻ
Ám ảnh vì bữa cơm tẩm bổ cho bà đẻ

Mình ăn như vậy được 1 tuần là không thể nuốt nổi nữa. Thấy vậy mẹ mình đã cho đổi món, nhưng quanh đi quẩn lại vẫn là rau ngót, rau lang, thịt lợn. Hoa quả thì chỉ được ăn duy nhất quả vú sữa thôi, vì sợ mấy loại quả kia lạnh bụng, không tốt cho em bé.

Bây giờ bé nhà mình đã được 3 tháng rồi, mình cũng không còn phải kiêng khem như trước. Nhưng nghĩ đến sinh bé thứ 2 lại phải ăn uống như vậy, chắc mình sợ không dám đẻ quá!”.

Không chỉ riêng mẹ Hiền mà rất nhiều mẹ khác cũng đang gặp phải cơn ác mộng mang tên mâm cơm cho bà đẻ. Thật ra, những người thân trong gia đình chỉ muốn tốt cho hai mẹ con, nhưng sự kiêng khem quá mức này lại khiến người mẹ cảm thấy căng thẳng, đồng thời tỉ lệ các chất dinh dưỡng cũng bị chênh lệch nhiều, chất thì dư thừa quá nhiều, chất lại quá ít.

 

Mâm cơm cho bà đẻ thế nào là đúng chuẩn?

Ngày nay, tư tưởng của các bà mẹ trẻ đã tiến bộ hơn nhiều. Họ cho rằng không cần thiết phải nhịn ăn cái này, nhịn ăn cái nọ mà chỉ cần người mẹ cảm thấy ngon miệng là đủ. Đứng trên góc độ nào đó thì quan điểm này có vẻ đúng, vì phải ngon miệng thì tâm lý mới thoải mái được. Nhưng mẹ lại quên mất rằng có những thực phẩm gây mất sữa thật sự mà chúng ta phải tránh xa.

mâm cơm cho bà đẻ
Mâm cơm cho bà đẻ phải đủ chất và ngon miệng

Vậy thế nào là một mâm cơm cho bà đẻ đúng chuẩn?

– Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất: Một bữa cơm hoàn chỉnh cần có cơm, món canh từ rau xanh, thịt/cá/trứng và hoa quả.

– Không chứa các thực phẩm gây mất sữa. Xem chi tiết danh sách thực phẩm gây mất sữa tại https://mabio.vn/7-thuc-pham-gay-mat-sua-me-sau-sinh/

– Mang lại cảm giác ngon miệng cho người mẹ: Điều này có nghĩa là dù món ăn nào đó rất tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ không muốn ăn thì không nên ép.

– Không chứa những thực phẩm gây dị ứng cho con: Chẳng hạn khi mẹ ăn hải sản mà bé bú mẹ bị mẩn ngứa thì bé có khả năng bị dị ứng. Trường hợp này, mẹ cần loại bỏ hoàn toàn hải sản ra khỏi thực đơn của mình trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Gợi ý thực đơn cho bà đẻ: Ngon, bổ, rẻ, không lo tăng cân

Để giúp các mẹ không còn phải đau đầu chuyện hôm nay ăn gì, Mabio xin đưa ra thực đơn gợi ý mâm cơm cho bà đẻ để các mẹ tham khảo.

mâm cơm cho bà đẻ
Gợi ý mâm cơm cho bà đẻ
  Sáng Bữa phụ buổi sáng Trưa Bữa phụ buổi chiều Tối
Thứ 2 – Cháo chân giò/cháo thịt rau

– 1 quả cam.

– 1 hộp sữa tươi/1 cốc sữa ông thọ pha nước ấm.

– 3 quả dâu tây.

– Thịt ba chỉ kho tàu

– Canh rau ngót nấu thịt lợn

– Đu đủ xanh xào thịt bò

– Cơm trắng

– Vài miếng xoài chín.

– 1 cốc sữa gạo ấm

– 1 quả chuối chín.

– Cá hồi kho tộ

– Canh trứng

– Quả lặc lè luộc

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 miếng đu đủ chín.

Thứ 3 – Phở bò/bún bò

– 3 múi bưởi.

– Ngũ cốc pha sữa tươi

– ¼ quả dứa.

– Thịt gà luộc

– Canh củ cải nấu thịt lợn

– Măng tây xào tôm nõn

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 cốc sữa chua.

– 1 quả trứng gà ta luộc

– 1 quả lựu.

 

– Sườn non xào chua ngọt

– Canh chân giò ninh đu đủ

– Đậu que luộc

– Cơm trắng

– Vài quả nho.

Thứ 4 – Cháo đậu xanh

– 1 quả vú sữa.

– 1 quả trứng vịt lộn luộc

– Vài quả nho.

– Tôm rim nghệ

– Canh bí xanh nấu thịt viên

– Bông cải xanh luộc

– Cơm trắng

– 1/2 quả dứa.

 

– 1 cốc sữa chua

– 1 quả chuối chín.

– Sung om lươn

– Canh rau cải thịt bò

– Đậu bắp luộc

– Cơm trắng/cơm gạp lứt

– 1 miếng dưa lưới.

Thứ 5 – Cháo gạo lứt

– 4 quả dâu tây.

– 1 cốc sữa đậu nành ấm

– 2 miếng dưa hấu.

– Thịt chân giò luộc

– Canh rau cải nấu nước luộc thịt

– Ruốc cá hồi

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 quả cam.

– 1 quả trứng vịt lộn

– 2 miếng thanh long.

– Cá chép kho thịt ba chỉ

– Thịt bò xào

– Rau lang luộc

– Cơm trắng

– 1 quả kiwi.

Thứ 6 – Cháo cá

– 1 quả táo.

– Canh đu đủ nấu thịt nạc

– 1 quả kiwi.

– Thịt bò kho khoai tây + cà rốt

– Mướp xào thịt lợn

– Su su luộc

– Cơm trắng

– 1 quả ổi chín

– Ngũ cốc trộn sữa

– 1 quả cam.

– Tôm rim thịt ba chỉ

– Canh rau củ thập cẩm nấu sườn non

– Thịt bò xào dứa

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 quả lựu

 

Thứ 7 – Cháo yến mạch

– 2 miếng dưa hấu.

– 1 cốc sữa gạo

– 1 miếng đu đủ chín.

– Cá kho

– Canh đậu tương nấu sườn non

– Giò bò

– Hoa chuối luộc

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 quả táo.

– 1 quả trứng gà ta luộc

– 1 cốc sữa chua

– Thịt gà rang

– Thịt lợn xào đu đủ xanh

– Rau cải bó xôi luộc

– Cơm trắng

– 1 quả na.

 

 

 

 

 

Chủ nhật – Phở gà/bún gà

– 1 quả chuối chín.

– Sữa chua hoa quả – Sung kho thịt ba chỉ

– Canh tôm nấu nấm

– Bông cải xanh luộc

– Cơm trắng

– Sinh tố bơ.

– 1 cốc sữa đậu nành ấm

– Vài quả cherry.

– Lươn om chuối đậu

– Canh cải xoăn nấu thịt bò

– Rau muống luộc

– Cơm trắng/cơm gạo lứt

– 1 miếng dưa lưới.

Trong thực đơn này, nếu có món mẹ không thích thì mẹ có thể đổi qua món khác. Ngoài ra, nếu như sức ăn của mẹ nhiều hơn thì mẹ cũng có thể tăng khẩu phần ăn chứ không nhất nhiết phải áp dụng cứng nhắc. Riêng các loại trứng (trứng gà, trứng vịt lộn) thì không nên tăng số lượng mà chỉ ăn tối đa 3 quả/tuần, chia làm nhiều bữa.

Các món ăn cho bà đẻ này không chỉ giúp mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn có tác dụng giúp mẹ lợi sữa, kéo sữa về nhiều cho con. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp sữa về nhiều hơn, thơm hơn, mát hơn và sánh hơn. Viên uống lợi sữa Mabio là một trong những sản phẩm được hàng ngàn mẹ tin dùng với hiệu quả cao trong việc tăng số lượng cũng, chất lượng sữa mẹ và giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm, mẹ hãy tham khảo TẠI ĐÂY

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *