Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân. Tùy vào mỗi trường hợp mà các mẹ có những cách giải quyết khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này nhé!
1/ Nguyên nhân
Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách
Trong khi 1g chất bột đường, chất đạm cho 4Kcal thì 1g chất béo cho đến 9Kcal. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, loại chất béo tốt nhất cho trẻ là các loại tinh dầu luyện làm từ đậu nành, phộng, mè… cho trực tiếp vào bột/cháo đang nóng của con. Khi trẻ lớn, vẫn có thể sử dụng dầu tinh luyện cho vào thức ăn.
Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất cho bé.
Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu cháo/bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.
Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu
Kém hấp thu là một hội chứng có trong nhiều bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của trẻ. Hội chứng này thường gây cho trẻ tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài như là đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy… Ngoài ra tình trạng bé kém hấp thu biểu hiện ở việc trẻ ăn nhiều nhưng người vẫn gầy yếu, xanh xao.
Đối với trẻ nhỏ, tình trạng kém hấp thu do 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, cơ thể trẻ không đủ enzym tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật nhưng phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều và ăn cả những chất khó tiêu dẫn đến sự tổn thương của ruột non khiến bé kém hấp thu thức ăn.
Thứ hai do cơ cấu khẩu phần ăn, quá thừa chất này mà lại thiếu chất khác cộng thêm sai lầm của bố mẹ lo lắng cho rằng càng ăn nhiều sẽ càng tốt cho bé dẫn đến việc trẻ ăn nhiều mà chậm tăng cân.
Thứ ba là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng chướng bụng, biếng ăn, đầy hơi ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây đến thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ.
Biểu hiện kém hấp thu ở bé
Trẻ thường xuyên mệt mỏi và uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc.
Trẻ thường hay đau bụng, chướng bụng hoặc sôi bụng.
Trẻ đi ngoài phân lỏng, có mùi tanh và màu nhợt, có váng nổi lên trên như dầu.
Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao.
Trẻ có các dấu hiệu như bệnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột …
2/ Giải pháp
Giải pháp 1: Cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé, tăng khả năng hấp thu cho trẻ bằng các cách sau :
Ăn đủ lượng : Cách tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn đủ lượng theo nhu cầu của bé bởi vì hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau. Chính vì vậy nên giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp
Ăn đủ chất : ăn đủ các chất : đạm, béo, xơ …. Cần thiết để trẻ tăng cân , lưu ý là ăn không quá nhiều
Ăn đa dạng : Bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho co thể , nếu chỉ ăn một loại thức ăn sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng bé không tăng trưởng toàn diện
Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyên rằng nên cho trẻ ăn thêm yaourt để bổ sung thêm lượng men tiêu hóa cho trẻ. Bổ sung thêm các dạng siro chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, tăng các hoạt động vận động để trẻ ăn ngon miệng và dễ hấp thu hơn.
Giải pháp 2: Tăng khả năng tiêu hóa, sự cân bằng đường ruột
Hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột là một yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ cho chức năng tiêu hoá thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hoá mà còn liên quan đến sự tổng hợp các yếu tố vi lượng (vitamin, các men) các nội tiết tố đường tiêu hoá, các chất kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn cũng như nấm gây bệnh.
Vì vậy chế độ ăn rất quan trọng trong việc tăng khả năng hấp thu ở trẻ, nó giúp tăng cường, kích thích bài tiết các men tiêu hóa hay củng cố sự khỏe mạnh của môi trường đường ruột bằng cách thiết lập những giờ ăn ổn định và điều độ để kích thích bộ phận tiêu hóa tiết men TH. Một số thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc tiết men tiêu hóa hay cung cấp men vi sinh như gừng, hành tỏi, tiêu, hay đu đủ, dứa, sản phẩm lên men như dưa chua, sữa chua, mầm ngũ cốc, giá đỗ…
Giải pháp 3: Tăng sức đề kháng
Enzym rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Cung cấp đủ enzym tiêu hóa (tập trung ở 3 loại enzym chuyển hóa tinh bột, chuyển hóa chất béo và chuyển hóa chất đạm (protein) giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Trẻ thiếu enzym lâu ngày, dẫn đến tiêu hóa, hấp thu kém, từ đó trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
Giải pháp tốt nhất là bổ sung men vi sinh/các enzym tiêu hóa có ích vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ khi trẻ có những dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Các men này sẽ giúp ích cho bé trong việc hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn.
Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc sử dụng men vi sinh và enzym tiêu hóa kéo dài, nghe theo chỉ định của bác sĩ để tránh cơ thể trẻ bị lệ thuộc vào nguồn men bổ sung này mà hạn chế hoặc không tiết ra men tiêu hóa nữa. Và nếu bổ sung enzym tiêu hóa thì cũng cần phải biết trẻ bị thiếu loại enzym gì mới hỗ trợ enzym đó, kẻo lại gây ra tình trạng cái thừa cái thiếu.
Tăng cường khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và sức đề kháng của cơ thể là 3 phần hết sức quan trọng và liên quan chặt chẽ đến nhau, thiếu đi 1 mắt xích có thể ảnh hưởng đến 2 mắt xích còn lại. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho các mẹ các thông tin hữu ích trong quá trình tăng hấp thu cho bé và nâng cao đề kháng cho trẻ.
1 Bình luận