icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Làm thế nào để trị táo bón cho trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm bởi vì một khi trẻ bị táo bón thì cực kỳ khổ sở khi không thể đi vệ sinh được, thậm chi nặng còn bị đi ra máu khiến nhiều cha mẹ mất ăn mất ngủ. Để trị dứt điểm bệnh táo bón thì phải tìm hiểu được nguyên nhân của nó, Mabio sẽ chỉ cho các bạn nguyên nhân và cách chữa trị cho trẻ em bị táo bón lâu ngày ra máu hiệu quả nhất. Cùng xem nhé!

Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón

Táo bón rất dễ phát hiện ra nếu như người mẹ biết cách quan tâm, theo dõi tới việc đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón là khi trẻ đại tiện dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần)với trẻ lớn.

Trong trường hợp thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải rặn thì lúc đó bạn nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

Có thể trẻ bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Bé bị táo bón do mẹ bị táo bón cho con bú, sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ cho trẻ, thực đơn ăn dặm của bé ít chất xơ, bé có thói quen ăn ít rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, hoặc uống ít nước.

Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý thường cố “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài. Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên bé cũng rất dễ bị táo bón.

Một số trường hợp khác khiến trẻ bị táo bón là trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị thiếu máu phải bổ sung vi sắt.

Một số phương pháp trị táo bón ở trẻ

Bổ sung nước cho trẻ: Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

Chế độ ăn của mẹ: Mẹ cần thay đổi chế độ ăn của mình bằng cách: uống nhiều nước, khoảng 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bữa ăn của mẹ nên nhiều rau xanh và quả chín có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối.

Thay đổi loại sữa công thức: Nếu em bé có dùng thêm sữa ngoài, trước tiên mẹ có thể pha sữa loãng hơn một chút. Hoặc mẹ có thể đổi sang nhãn sữa khác xem tình hình táo bón của con có được cải thiện hay không.

Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi: Bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

Với trường hợp táo bón do nứt hậu môn: Mẹ cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%.

Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Thụt tháo: là biện pháp cuối cùng có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.

Qua bài viết này thì chắc hẳn là các bậc cha mẹ đã biết cách trị dứt điểm bệnh táo bón cho trẻ em rồi đúng không? Chúc các bạn thành công!

Xem Thêm:

> Tại sao phụ nữ sau sinh lại nên uống nước chè vằng

Viên uống lợi sữa mabio

 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *