Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ là biểu hiện thường thấy khi trẻ mới sinh được vài ngày cho tới vài tuần. Điều này được đánh giá là bình thường tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan vì nó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm. Mẹ cần xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ để có hướng khắc phục phù hợp. Vậy, nguyên nhân đó là gì?
Theo các chuyên gia Y tế, trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ là bình thường, nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì thì mới xác định được hướng điều trị nên đi bệnh viện thăm khám hay dùng các mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ do các vấn đề sinh lý
Tã của bé bị ướt
Nhiều khi, trong lúc ngủ trẻ thường có xu hướng vặn mình, gồng mình hoặc ọ ọe là lúc đó đang đi vệ sinh nặng hoặc nhẹ. Và hiển nhiên, sau khi đi vệ sinh xong trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu do ướt át. Lúc này, mẹ cần kiểm tra tã, bỉm của trẻ. Nếu ướt cần thay ngay để trẻ có được giấc ngủ ngon.
Bé bị đói hoặc quá no
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có một chiếc dạ dày rất nhỏ. Do đó, mỗi lần trẻ chỉ có thể uống được một lượng sữa nhất định và khá ít. Vì thế, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng nhanh no nhưng cũng nhanh đói.
Khi uống sữa no, trẻ sẽ cảm thấy đầy bụng, ì ạch và khó chịu. Nhưng, đói cũng làm trẻ không thể nào ngủ sâu giấc được. Do đó, mẹ cần điều chỉnh lại lượng sữa trong mỗi cữ bú cho trẻ.
Chăn gối hay quần áo không phù hợp
Khi đi ngủ, cảm giác ngứa ngáy hay không thoải mái cũng có thể khiến cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế, chỉ cần quần áo không thấm hút mồ hôi hay chất liệu dễ gây ngứa ngáy là trẻ có thể sẽ khó chịu, thường xuyên vặn mình hay ọ ẹ.
Hiện nay, nhiều mẹ chọn cách quấn chăn cho trẻ để con có một giấc ngủ ngon, tránh bị giật mình. Nhưng, nếu như làm sai, quấn khăn không đúng cách thì có thể làm cho trẻ bị ngột ngạt, khó thở.
Ánh sáng, nhiệt độ không tốt cho giấc ngủ
Với trẻ sơ sinh, mỗi trường ngủ là vô cùng quan trọng. Khi trẻ còn quá nhỏ và thần kinh vẫn chưa được ổn định thật sự thì chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến bé bị giật mình khi ngủ.
Phòng quá kín, quá bí hay thậm chí là có mùi khó chịu cũng có thể khiến trẻ không ngủ được, thường xuyên vặn vẹo và ọ ọe.
Xem thêm:
- Bỏ túi 13 mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả
- Hỏi – Đáp: Trẻ sơ sinh rướn người nhiều là bị làm sao?
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ do các vấn đề bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thì cũng có một số nguyên nhân bệnh lý mà bạn cần hết sức cân nhắc.
Trẻ bị dị ứng da
Các bệnh lý da liễu được đánh giá là cực kì phổ biến đối với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đôi khi, do trẻ đang bị ngứa ngáy, mắc các bệnh lý về da, viêm da cơ địa, chàm,… cũng thường vặn vẹo và khó chịu.
Trẻ bị vàng da sau sinh
Đây là bệnh lý cực kì phổ biến mà rất nhiều trẻ sơ sinh hiện nay gặp phải. Khi bị vàng da cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra bilirubin có thể khiến cho trẻ có thể bị tổn thương và gây co giật.
Trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hóa
Các bệnh lý về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng hay bệnh lý về dạ dày cũng có thể khiến trẻ bị tỉnh giấc thường xuyên.
Trẻ bị hạ canxi máu
Trong thai kì, nếu mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ canxi. Trẻ bị hạ canxi thường có biểu hiện chung la vặn mình và ọ ọe khi ngủ. Đó cũng là hiểu hiện sự khó chịu trong cơ thể trẻ.
Một điều khá đáng tiếc xảy ra là các bậc cha mẹ lại không nắm được tình trạng thực tế mà trẻ đang gặp phải. Điều này khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng và tiến triển mạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, tình trạng trẻ vặn mình và kèm theo ọ ẹ thường là biểu hiện thường thấy ở rất nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong khoảng vài tuần sau sinh tới vài tháng. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu trẻ có đi kèm với một số biểu hiện dưới đây thì tuyệt đối không được chủ quan. Nên nhanh chóng kiểm tra lại cơ thể cho trẻ hoặc đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt.
– Trẻ ngủ ít, thậm chí rất ít và có hiện tượng giật mình, đổ mồ hôi trộm thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin D.
– Trẻ thường gồng mình, nhạy cảm với tiếng ồn và anh sáng, tiếng thở khò khè, nôn ói… thì có thể trẻ đang bị thiếu canxi.
– Trẻ vặn mình, khó chịu, bụng chướng có thể do đang bị đầy bụng, dị ứng sữa, dị ứng đồ ăn.
– Trẻ thường xuyên gồng mình quấy khóc hãy kiểm tra lại cơ thể trẻ, có thể con đang ngứa ngáy hoặc bị côn trùng cắn…
Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nó có thể là nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân sinh lý. Cha mẹ cần theo dõi cũng như kiểm tra lại sức khỏe của trẻ để nhanh chóng khắc phục
Nguồn: Mabio.vn