Thiếu máu ở trẻ sinh non được đánh giá là một hiện tượng khá phổ biến ở đối tượng này. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang và lo lắng không biết con mình liệu có đang bị thiếu máu hay không.
Cùng Mabio đi xác định nguyên nhân, nhận biết các dấu hiệu cũng như tìm hướng điều trị khi trẻ sinh non bị thiếu máu ngay trong bài viết sau đây các mẹ nhé.
Theo nghiên cứu, có tới 85% trẻ sinh non bị thiếu máu. Nó gây nên những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi bị thiếu máu, hồng cầu trong cơ thể bé bị giảm xuống dưới mức cho phép và khiến cho các bộ phận khác không thể nhận đủ lượng oxy. Từ đó gây nên nhiều vấn đề sức khỏe.
Thiếu máu ở trẻ sinh non nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng trẻ sinh non thiếu máu; trong đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất.
Quá trình sản xuất tế bào đỏ bị chậm: Khi ở trong bụng mẹ, bé lấy oxy thông qua nhau thai và chính điều này khiến con không cần thêm các tế bào hồng cầu. Khi lượng hồng cầu của cơ thể xuống dưới mức cho phép, cơ thể sẽ có những phản ứng để sản sinh ra hồng cầu. Những trẻ sinh non bị thiếu tháng quá trình phân hủy hồng cầu diễn ra nhanh hơn quá trình sản xuất do đó trẻ dễ rơi vào tình trạng bị thiếu máu.
Tuổi thọ các tế bào hồng cầu ngắn: So với các trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non thường bị giảm hồng cầu đột ngột và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do vòng đời của hồng cầu ngắn hơn so với bé sinh đủ ngày.
Lượng sắt dự trữ của cơ thể thấp: Vào những tháng cuối thai kì, trẻ thường có xu hướng dự trữ sắt để tái tạo hồng cầu sau khi sinh. Nhưng với những bé sinh non thì con không có ddue thời gian để dự trữ cũng như tái tạo cung cấp sắt cho các tế bào.
Rối loạn gen di truyền: Đây cũng được cho là một nguyên nhân khiến trẻ sinh non thiếu máu. Trong quá trình tổng hợp hồng cầu thường xuất hiện các rối loạn khiến cho các tế bào máu bị phá hủy hoặc chết sớm hơn so với bình thường.
Bé phải làm quá nhiều xét nghiệm: Trẻ sinh non hầu hết phải nuôi trong các lồng ấp và làm rất nhiều các xét nghiệm. Quá trình tái tạo hồng cầu chính vì thế không kịp sản xuất để bù vào phần máu bị lấy làm xét nghiệm. Đây là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ sinh non.
Bị nhiễm trùng: Trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng, điều này ảnh hưởng đến tủy xương khiến bộ phận này không sản xuất đủ hồng cầu.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sinh non bị thiếu máu
Các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sinh non không quá khó để nhận biết. Tùy thuộc vào từng tình trạng của bé ở các mức độ từ nhẹ tới nặng mà có các dấu hiệu nhận biết khác nhau.
- Các bộ phận môi, mắt, ngón tay trẻ bị đóng màng.
- Da trẻ xanh xao, nhợt nhạt, vàng vọt.
- Trẻ thường xuyên có xu hướng thở gấp và nhịp tim đập nhanh hơn.
- Quá trình nuôi dưỡng trẻ gặp nhiều khó khăn, hay ốm vặt, chậm tăng cân.
- Trẻ hay quấy khóc, cơ thể mệt mỏi thậm chí bỏ ăn.
- Có một số trẻ bị sưng bàn chân và bàn tay khiến mẹ tưởng con mập nhưng hai bộ phận này có xu hướng to bất thường hơn so với toàn cơ thể.
Khi nhận thấy bé yêu có một hoặc một vài triệu chứng bất thường kể trên thì mẹ cần nhanh chóng cho con tới các cơ sở Y tế có chuyên môn để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Thiếu máu ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?
Bất cứ mẹ nào có con sinh non bị thiếu máu cùng đều lo lắng và băn khoăn không biết tình trạng này có nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con hay không.
Bản chất trẻ sinh non tháng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của con rất yếu, nếu bị thiếu máu sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề:
- Trẻ dễ bị sa sút về trí tuệ, giảm sự tập trung và tư duy sáng tạo.
- Dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa: hơi thở nông, thở gấp, viêm phổi, tiêu chảy.
- Dễ đối mặt với nguy cơ bị suy tim, rối loạn tim mạch thậm chí dừng tim đột ngột…
Với tất cả những nguy cơ trên có thể khẳng định trẻ sinh non bị thiếu máu VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Vì thế, khi mẹ nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng cho trẻ thăm khám.
Hướng điều trị khi trẻ sinh non bị thiếu máu
Với những trẻ sinh đủ tháng nếu không may bị thiếu tháng đa phần sẽ điều trị bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ và trẻ sẽ tự tổng hợp được lượng sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non khi sức đề kháng và hệ miễn dịch quá yếu cần phải can thiệp bằng các phương pháp khác ngay từ đầu.
Phương pháp Erythropoietin
Cho tới thời điểm hiện tại, Erythropoietin được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh thiếu máu hiện đại nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại hormone có tên là Erythropoietin kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu.
Một tuần 3 lần, các bác sĩ sẽ sử dụng kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu để bổ sung sắt cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, nếu gia đình có điều kiện tài chính không tốt có thể cân nhắc phương pháp khác.
Truyền máu
Truyền máu chính là cách nhanh nhất để gia tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Các thành viên trong gia đình có nhóm máu phù hợp sẽ cho bé máu hoặc mua trong ngân hàng máu của bệnh viện để truyền qua đường tĩnh mạch cho trẻ.
Trong quá trình truyền máu này cần phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Khi trẻ có thể bú mẹ hoặc bú bình mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho mình để giúp nâng cao chất lượng sữa. Tích cực ăn những loại thực phẩm giàu sắt như: trứng, sữa, hải sản… để con có thể hấp thu hiệu quả.
Đặc biệt, mẹ cần đảm bảo nguồn sữa luôn dồi dào, sánh đặc. Nếu như không may gặp phải các vấn đề về sữa nên nhanh chóng có phương pháp xử lý hoặc sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ giúp gọi sữa về nhanh và nhiều hơn như viên uống lợi sữa Mabio. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ về nhiều mà còn giúp quá trình hấp thụ các dưỡng chất vào sữa hiệu quả, an toàn.
Bài viết nhỏ hy vọng có thể giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng thiếu máu ở trẻ sinh non. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm cho bé nếu mẹ không phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Vì thế, với những mẹ có con sinh non hãy dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cũng như quan sát bé mỗi ngày mẹ nhé.