icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị đầy hơi?

Trẻ sơ sinh đầy hơi: Nguyên nhân và 6 biểu hiện điển hình

Trẻ sơ sinh đầy hơi là vấn đề thường xuyên xảy ra mà các mẹ bỉm sữa phải đối mặt. Với tất cả các mẹ có bé trong độ tuổi này chắc chắn đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng trẻ đầy hơi, bụng bị chướng và quấy khóc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng khắc phục để giúp các mẹ giải quyết nhanh chóng nhất.

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Thực tế, đầy hơi trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể xảy ra ở cả trẻ bú bình hay bú mẹ. Chính vì thế, không thể nói trẻ bú bình sẽ hay bị đầy hơi hơn so với bú mẹ. Những nguyên nhân chính không thể không nhắc tới như:

– Không tiêu hóa được protein trong sữa: Khi hệ tiêu hóa của trẻ quá non nớt, việc xử lý protein gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nôn trớ hay đầy bụng diễn ra là hoàn toàn bình thường.

– Lượng lactose trong sữa quá nhiều: Dù là sữa mẹ hay bú sữa bình đều có thể gây nên tình trạng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể xuất phát tình trạng này là trong cơ thể trẻ không có đủ enzym lactase để có thể tiêu hóa hết lượng lactose dung nạp vào cơ thể.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị đầy hơi?
Lượng lactose trong sữa quá nhiều khiến trẻ bị đầy hơi

– Mẹ uống thuốc kháng sinh: Mẹ có biết, việc dùng thuốc kháng sinh hoàn toàn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Điều này dẫn tới đường ruột của trẻ gặp vấn đề và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

– Chế độ dinh dưỡng mẹ ăn hàng ngày: Nếu trong thời gian mẹ cho con bú mà ăn những loại thực phẩm gây đầy hơi thì hoàn toàn có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Do vậy, mẹ cần quan tâm tới chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng hàng ngày của mình.

– Cho trẻ ăn thực phẩm không phù hợp với độ tuổi: Nhiều mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non nớt để có thể tiêu hóa. Nó gây nên hiện tượng ứ đọng tròn đường ruột, khi vi khuẩn bị lên men sẽ dẫn tới đầy hơi, chướng bụng.

– Cho trẻ bú quá nhiều, ăn các bữa quá gần nhau: So với người lớn thì dạ dày của trẻ rất nhỏ. Do vậy, mẹ phải chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp bé có thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tránh tình trạng nôn trớ, đầy hơi khó tiêu.

– Thức ăn bị ôi thiu: Không kiểm tra đồ ăn trước khi cho trẻ ăn hoàn toàn có thể khiến cho các bé ăn phải đồ ôi thiu. Ăn thực phẩm này gây nên tình trạng nôn ói, thức ăn ôi thiu này tồn đọng trong dạ dày khiến cho vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng đầy hơi.

6 biểu hiện ĐIỂN HÌNH khi trẻ sơ sinh đầy hơi mẹ cần biết

Khi trẻ sơ sinh đầy hơi thường có những biểu hiện điển hình và dễ nhận biết, bằng mắt thường mẹ hoàn toàn có thể quan sát, nhận biết.

1. Ợ hơi

Ợ hơi
Ợ hơi là một biểu hiện điển hình

Đây được coi là một phản ứng để bé có thể loại bỏ không khí trong dạ dày ra bên bên ngoài, nó cũng là phương pháp đơn giản nhưng tích cực để loại bỏ đi chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Nhưng, trong một số trường hợp, trẻ bị đầy hơi quá mức, ợ quá nhiều dẫn tới cả nôn trớ thì chắc chắn bé đang gặp phải tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

2. Nôn trớ

Chắc chắn rằng, bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng đã từng gặp phải triệu chứng này. Khi ăn quá nhanh, quá nhiều hay thành phần trong sữa lớn cũng hoàn toàn có thể gây nên tình trạng này. Đây cũng là một biểu hiện của tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua.

3. Bụng chướng

Bụng chướng là khi trẻ hít phải quá nhiều không khí từ ngoài, khí này tồn tại trọng dạ dày cũng như ruột của trẻ, khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu cũng như đau đớn. Nếu mẹ không nhanh chóng có hướng xử lý thì sẽ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Xì hơi nhiều

Trung bình 1 ngày, trẻ sơ sinh sẽ xì hơi từ 15 – 20 lần. Nếu mẹ thấy tần suất cũng như số lượng lần xì hơi của trẻ tăng nhiều thì có thể bé đang bị đầy hơi.

5. Trẻ quấy khóc

Trẻ quấy khóc
Trẻ thường xuyên quấy khóc

Bé không bị đói, nóng hay lạnh mà vẫn thường xuyên quấy khóc thì rất có thể đang gặp phải tình trạng đầy hơi mẹ nhé. Mẹ nên dựa vào những thói quen sinh hoạt để có thể theo dõi trẻ.

6. Trẻ ngủ không ngon giấc

Thường, trẻ sơ sinh đầy hơi sẽ ngủ không ngon và thường xuyên quấy khóc khó chịu. 

Mách mẹ 3 mẹo dân gian giúp điều trị trẻ sơ sinh đầy hơi cực hiệu quả

Khi trẻ bị đầy hơi khó chịu mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo dân gian sau đây để cải thiện tình hình:

Dùng tỏi
Mẹ nướng một củ tỏi trên bếp sau đó bọc củ tỏi vào trong chiếc khăn và đặt lên rốn trẻ. Khoảng 10 – 15 phút trẻ sẽ xì hơi được và tình trạng đầy hơi được cải thiện rất nhanh.
Mẹ cần lưu ý bọc củ tỏi cẩn thận để không gây bỏng cho bé.

Dùng lá trầu không
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng dùng lá trầu không có thể điều ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: coli, liên cầu khuẩn, lỵ… Trong 100g lá trầu không có tới 2.4% tinh dầu nên dùng lá này điều trị đầy hơi cho trẻ mang tới những hiệu quả rất tích cực.
Mẹ dùng lá trầu không rửa sạch, hơ nóng và vuốt vào bụng cho bé, nhẹ nhàng vuốt từ trên xuống dưới trong khoảng 5 phút. Với những bé lớn hơn thì mẹ có thể đắp số lượng lá nhiều hơn (3 – 4 lá). Mẹ tích cực làm mỗi ngày 2 lần, chỉ sau 3 ngày chắc chắn tất cả các triệu chứng đầy hơi nôn trớ đều biến mất.

Chườm nóng
Chườm nóng giúp kích thích quá trình lưu thông máu trong ruột, tình trạng chướng bụng sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Mẹ dùng một miếng khăn sạch ngâm vào trong chậu nước ấm sau đó vắt khô và đặt lên bụng trẻ. Khăn nguội lại tiếp tục thực hiện lại. Chườm nóng bụng cho trẻ liên tục 20 phút sẽ thấy có hiệu quả.

Khi trẻ sơ sinh đầy hơi sẽ gây nên những khó chịu, phiền toái cho chính bản thân trẻ cũng như mẹ. Mẹ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân do đâu cũng như tìm hướng khắc phục hiệu quả!

Nguồn: Mabio.vn

Xem thêm:

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội