(Mabio.vn) – Trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng là hiện tượng thường gặp trong vài tháng đầu đời. Với những mẹ sinh con lần đầu, hiện tượng này có thể mang đến khá nhiều rắc rối vì không biết phải xử trí ra sao? Liệu mẹ có cần phải đưa trẻ đến bệnh viện? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh này nhé!
Trên thực tế, mặc dù tình trạng nôn trớ xảy ra khá phổ biến, song không phải là lúc nào nó cũng an toàn. Các bậc cha mẹ cần nhận biết nôn trớ bình thường và nôn trớ bất thường để tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Nôn trớ là gì? Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ màu vàng?
Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày của trẻ bị đẩy ra ngoài miệng, việc này do sự co bóp của dạ dày và sự co thắt của các cơ thành bụng. Khi đó, trẻ có thể nôn ra dịch màu vàng, đây là dịch dạ dày hoặc sữa trẻ mới bú. Nôn trớ khiến trẻ mệt mỏi, sợ hãi và khóc nhiều hơn.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều nôn trớ trong 2 – 3 tháng đầu đời, do lúc này dạ dày của trẻ còn nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng làm gia tăng tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cơ năng
– Trẻ bú quá no, đặt trẻ nằm ngay sau khi bú.
– Cho trẻ bú không đúng tư thế.
– Mẹ quấn tã cho trẻ quá chặt gây sức ép lên dạ dày.
– Mẹ rơ lưỡi cho trẻ quá sâu cũng khiến trẻ nôn trớ.
Nhóm nguyên nhân này chiếm đa số trong các trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ bệnh lý
– Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Chậm nhu động ruột, tiêu chảy, dị tật đường tiêu hóa, tắc ruột, xoắn ruột…
– Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp.
– Trẻ mắc một số bệnh khác: Rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng sinh dục thượng thận, viêm màng não mủ, xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin…
Nhóm nguyên nhân này ít gặp hơn và thường được phát hiện muộn, song nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Cảnh báo trẻ nôn trớ quá nhiều có thể NGUY HIỂM tính mạng
Khi nào do SINH LÝ và khi nào do BỆNH LÝ? Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn chi tiết và MIỄN PHÍ cách nhận biết, xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho con nhé!
Xử lý thế nào khi trẻ bị nôn trớ màu vàng?
Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ hoặc người sơ cứu không được hoảng hốt mà phải thật bình tĩnh rồi thực hiện theo các bước sau:
Trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng nhưng không bị sặc
– Ngay lập tức cho trẻ nghiêng đầu sang một bên để trẻ không bị sắc chất nôn. Dùng khăn gạc làm sạch chất nôn trong miệng và họng trẻ trước, sau đó đến mũi trẻ (nếu có).
– Dùng bàn tay khum lại, vỗ nhè nhẹ vào hai bên lưng để trẻ đỡ sợ và bớt khóc, đồng thời cũng giúp trẻ nôn phần còn lại ra ngoài.
– Dùng khăn xô thấm nước ấm, lau sạch mặt và cổ cho trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu có dính chất nôn.
– Khi trẻ đã bình tĩnh lại, từ từ cho trẻ uống nước ấm hoặc oresol ấm.
– Từ từ cho trẻ bú sữa rồi cho trẻ ngủ.
– Tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ uống thuốc chống nôn.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc chất nôn hoặc có dị vật ở đường thở
– Sử dụng phương pháp Heimlich vỗ lưng hoặc Heimlich để giúp trẻ thở được bình thường, đồng thời đẩy dị vật hoặc chất nôn ra ngoài.
+ Heimlich vỗ lưng: Người sơ cứu dùng 1 tay đỡ trẻ nằm sấp sao cho đầu thấp hơn thân. Tay còn lại vỗ nhẹ 5 cái vào lưng giữa hai bả vai của trẻ.
+ Heimlich ấn ngực: Người sơ cứu dùng 1 tay đỡ trẻ nằm ngửa sao cho đầu thấp hơn thân. Nếu trẻ có sữa trào vào mũi và họng thì phải hút sạch. Lấy 2 ngón tay ấn mạnh chỗ giữa ức của trẻ 5 lần.
– Nếu sau khi sơ cứu mà vẫn thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi nào cần đưa trẻ nhập viện?
Trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng phần lớn không có gì đáng quan ngại và hoàn toàn có thể xử lý tại nhà. Nhưng nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ có một trong những biểu hiện dưới đây, cần đưa trẻ nhập viện càng sớm càng tốt.
– Trẻ quấy khóc nhiều, thóp phồng, có biểu hiện co giật hoặc hốt hoảng.
– Trẻ nôn trớ liên tục 24 giờ.
– Trẻ có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
– Màu sắc da thay đổi, nhịp thở nhanh chậm bất thường, có những cơn ngưng thở.
– Trẻ có dấu hiệu mất nước: Da khô, môi khô, rụng tóc.
– Trẻ bị sốt, ngủ li bì.
– Chất nôn có dính máu hoặc nôn ra dịch màu xanh.
Phòng tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Các cơ quan của trẻ sơ sinh, đặc biệt là dạ dày trong vài tháng đầu đời chưa phát triển hoàn thiện, do đó hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ màu vàng chắc chắn sẽ gặp. Bằng một số biện pháp, chúng ta có thể hạn chế rắc rối này đến mức thấp nhất:
– Cho trẻ bú từ từ và chỉ đủ theo cữ bú của trẻ.
– Khi cho trẻ bú, để đầu trẻ cao hơn thân người, nhưng đầu, vai và thân phải trên một đường thẳng.
– Sau khi trẻ bú no, bế trẻ và vỗ nhẹ để trẻ ợ hơi.
– Massage quanh rốn trẻ theo vòng tròn từ phải qua trái theo đường đi của đại tràng giúp làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Trên đây là tất cả những kiến thức về hiện tượng nôn trớ màu vàng ở trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, các mẹ có thể gửi về mục chuyên gia tư vấn của Mabio để được trợ giúp nhé.
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Sữa công thức hoặc các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng nôn trớ và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nếu mẹ đang trong tình trạng thiếu sữa, ít sữa hoặc mất dần sữa cho con, mẹ cần tìm cách để lấy lại nguồn sữa mẹ. VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp cho mẹ.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
2 Bình luận