icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

10 loại cây đặc biệt lợi sữa mẹ không thể bỏ qua

Nhắc đến cây lợi sữa, chắc hẳn các mẹ không thể bỏ qua “thần dược” mang tên chè vằng. Thế nhưng mẹ có biết rằng chúng ta còn rất nhiều loại cây lợi sữa khác cũng không kém phần thần thánh hay không? Hãy cùng Mabio tìm hiểu nhé!

10 loại cây đặc biệt lợi sữa cho mẹ sau sinh

1. Chè vằng

Theo nghiên cứu, chè vằng chứa 5 chất chính là glycosat, terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, và ancaloit. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành vị đắng khó uống của chè vằng. Tác dụng của chè vằng giúp người mẹ ăn ngủ ngon hơn, tăng chuyển hóa chất, đồng thời tăng sản xuất hormone tiết sữa prolactin.

cây lợi sữa
Chè vằng là một trong những cây lợi sữa điển hình

Sử dụng lá chè vằng hoặc cao chè vằng với liều lượng vừa phải sau khi sinh là một cách phổ biến để giúp người mẹ có nhiều sữa cho con bú hơn, vóc dáng thon gọn hơn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Hiện nay, chè vằng còn được bào chế thành nhiều dạng khác nhau: chè vằng lợi sữa túi lọc, chè vằng dạng viên, chè vằng dạng trà,… Do đó, bạn có thể cân nhắc và chọn lựa dạng bào chế phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

2. Đinh lăng

Bên cạnh chè vằng, thì đinh lăng cũng là một trong những cây lợi sữa được nhiều mẹ sử dụng. Trong đó, lá của cây đinh lăng từ 3 năm tuổi trở lên mới có đủ công dụng dược lý.

Theo Đông y, lá đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng. Lá cây đã được chứng minh là chứa nhiều chất saponin giúp người mẹ nhanh hồi phục các tổn thương sau sinh, ăn uống và hấp thu tốt hơn.

Alkaloid trong lá đinh lăng có tác dụng chống nhiễm độc, tiêu diệt các kí sinh trùng và vi khuẩn gây hại. Hàm lượng vitamin dồi dào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, tăng chất lượng giấc ngủ. Mặc dù không tác động trực tiếp vào tuyến sữa, nhưng uống lá đinh lăng sẽ gián tiếp giúp người mẹ có nhiều sữa hơn.

Error: Contact form not found.

3. Bồ công anh

Bộ phận được sử dụng chính là lá bồ công anh, bởi nó chứa rất nhiều vitamin A, B, C cùng các nguyên tố vi lượng như calcium, magie, sodium… có lợi cho sức khỏe và sữa mẹ. Trong lá bồ công anh cũng chứa một lượng nhỏ protein, chất béo và tinh bột. Lá bồ công anh sắc hoặc hãm lấy nước uống là bài thuốc lợi sữa hiệu quả. Lá cây đem giã nát, đắp ngoài kết hợp massage còn có thể hỗ trợ điều trị viêm tắc tia sữa sau sinh.

cây lợi sữa
Lá bồ công anh lợi sữa, chữa tắc sữa sau sinh

4. Cây thì là

Thì là – một loại cây gia vị rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng lá và hạt của nó lại có tác dụng lợi sữa tuyệt vời.

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong thì là có một thành phần hoạt động gần giống estrogen, giúp cho tuyến vú phát triển sẵn sàng hỗ trợ cho việc tiết sữa. Trước khi sử dụng trên người, thì là đã được thử nghiệm trên dê và kết quả cho thấy nó thực sự có tác dụng tăng lượng sữa mẹ. Vì vậy, không khó để thì là trở thành một trong những cây lợi sữa quen thuộc.

5. Cây ba chạc

Cây ba chạc có mùi thơm đặc trưng, vị đắng, tính lạnh, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Người ta có thể dùng lá hoặc rễ của cây ba chạc làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, tuy nhiên không thực sự phổ biến.

6. Cây mít

Trước đây, ông bà ta thường hái lá mít cho trâu bò ăn với mục đích giúp chúng có nhiều sữa hơn. Sau này, lá và quả mít non mít còn được dùng trên cả người với vai trò là một loại cây lợi sữa.

Bài thuốc lợi sữa bằng lá mít có thể sử dụng bằng cách đun lấy nước uống hoặc hơ nóng rồi đắp vào bầu ngực (thường là mỗi bên 7 hoặc 9 lá). Quả mít non luộc chín hoặc xắt lát xào với thịt là món ăn vừa ngon miệng, lại vừa lợi sữa.

Trên thực tế, nghiên cứu khoa học về công dụng lợi sữa của cây mít cũng chưa thực sự sâu sắc, mà chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm. Tuy vậy, phương pháp này cũng đã và đang được sử dụng rất phổ biến.

7. Cây kê huyết đằng

cây lợi sữa
Cây kê huyết đằng lợi sữa

Là loại cây mà người dân vẫn hay gọi là cây cỏ máu, nhưng theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, uỷ viên BCH Hội Dược liệu TP.HCM, tên gọi này không đúng vì trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam của TS Võ Văn Chi và sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi không có vị thuốc nào tên là cỏ máu.

Error: Contact form not found.

Kê huyết đằng được xếp vào nhóm cây lợi sữa vì dùng cây này sắc uống có thể giúp phụ nữ sau sinh bổ huyết, chữa đau lưng mỏi gối, điều hòa kinh nguyệt và gián tiếp giúp họ có nhiều sữa hơn.

cây lợi sữa
Thân cây kê huyết đằng sắc uống

Kê huyết đằng đã có thời gian tăng giá rất nhanh vì lời đồn đại cho rằng loại cây này có thể giúp người gầy tăng cân một cách thần thánh. Nhưng theo dược sĩ Dương Hồng Tố Quyên, phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, công dụng tăng cân của kê huyết đằng không có thật, và nó chỉ dừng lại ở mức đồn đại là thôi.

8. Thiên môn chùm

Thiên môn chùm, hay Shatavari đã được y học cổ truyền Ấn độ ca ngợi là một bài thuốc quý với nhiều công dụng kỳ diệu đối với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là khả năng lợi sữa.

Bộ phận sử dụng chủ yếu là rễ cây, nhờ vào thành phần chứa đựng vitamin dồi dào cùng nhiều dưỡng chất quý hiếm khác. Kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sau khi dùng thiên môn chùm, hàm lượng hormone tiết sữa prolactin ở cơ thể người mẹ có xu hướng tăng lên đáng kể (khoảng 3,5 lần).

9. Cây trâu cổ

Cây trâu cổ, hay cây xộp, xồm xộp, cây trộp thường mọc trên các cây cổ thụ hoặc bám leo trên đá. Quả của cây dùng điều kinh, kích thích tiêu hóa và chữa đau xương khớp. Cành, lá, quả non điều trị di tinh, liệt dương. Quả trâu cổ kết hợp với lá bồ công anh chữa tắc tia sữa và lợi sữa rất hiệu quả.

cây lợi sữa
Cây trâu cổ lợi sữa

10. Thông thảo

Trong Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng tả phế lợi thủy và đặc biệt là lợi sữa. Phần được sử dụng làm thuốc của cây thông thảo chính là lõi trắng nằm sau lớp vỏ ở thân đem hầm, nấu với chân giò hoặc sắc uống.

Cây lợi sữa: Không hiệu quả nếu tùy tiện sử dụng

Mặc dù đều là những cây lợi sữa phổ biến, thế nhưng các thông tin về chúng chỉ mang tính chất tham khảo, việc tùy tiện dùng với liều lượng không phù hợp có thể không mang lại hiệu quả, hoặc gây ra tác dụng ngược lại. Ví dụ điển hình nhất là nhiều mẹ bị mất sữa sau khi “nhắm mắt” uống chè vằng.

Bên cạnh đó, dùng thảo dược lợi sữa một cách riêng lẻ cũng không thật sự cho thấy tác dụng rõ rệt, mà hầu như đều phải kết hợp với các loại cây khác. Với những người không có chuyên môn về y học thì đây thật sự là việc làm khó khăn.

Error: Contact form not found.

Vì vậy, để tăng sữa một cách an toàn và hiệu quả, người mẹ nên dùng những sản phẩm đã được nghiên cứu, bào chế sẵn từ các loại cây lợi sữa. Với sự tính toán cẩn thận về tỉ lệ, liều lượng cùng hình thức viên uống tiện dụng, đây sẽ là giải pháp hoàn hảo cho những mẹ đang đau đầu vì ít sữa, mất sữa.

LỜI KHUYÊN CHO MẸ:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.

Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết cho mẹ để hồi phục sức khỏe cũng như lợi sữa sau sinh. Tuy nhiên không phải khi nào mẹ cũng “chỉ cần ăn là sữa sẽ về“. Nếu mẹ gặp một trong các trường hợp sau thì có ăn bao nhiêu cũng sẽ không cải thiện được số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ.

? Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: Thường thấy ở khá nhiều bà mẹ, dù ăn uống khoa học, đủ chất, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy gò, ốm yếu.

? Mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhưng không thể chuyển hóa vào sữa: Trong trường hợp này, mẹ ăn bao nhiêu, hấp thụ vào cơ thể bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập mạp nhưng tuyệt nhiên vẫn không vắt ra được 1 giọt sữa.

Mẹ CẦN hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là dinh dưỡng – nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, không ăn được,… Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết vấn đề này?

VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO LÀ GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO MẸ. 

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

 

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *