icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

4 bí quyết giúp mẹ sinh mổ vẫn không lo mất “72 giờ vàng sữa non cho con”

Nhiều bà mẹ quan niệm sinh mổ sẽ khó cho con bú sữa non và phải “tráng ruột” cho bé bằng sữa công thức. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Theo thống kê hiện nay, khoảng 1/3 các ca sinh mẹ bầu thường chọn sinh mổ. Tuy không cần phải lo sợ sinh mổ sẽ ảnh hưởng tới tuyến sữa của mẹ và sợ mất sữa sau sinh, các mẹ bầu vẫn cần phải xác định tinh thần trước bởi, thông thường thai phụ sau khi sinh mổ cần một khoảng thời gian lâu hơn so với các chị em sinh thường để nghỉ ngơi và hồi sức trước khi có thể ôm em bé.

Hãy trao đổi với các nữ hộ sinh trước để họ giúp bạn có được tư thế tốt nhất để ôm em bé sau khi sinh mổ. Dưới đây là những điều các chị em lựa chọn sinh mổ cần chú ý khi cho em bé bú sữa non sau sinh.

Bí quyết giúp mẹ sinh mổ vẫn không lo mất "72 giờ vàng sữa non cho con"
Bí quyết giúp mẹ sinh mổ vẫn không lo mất “72 giờ vàng sữa non cho con”

1. Không cần lo lắng ảnh hưởng của việc gây mê trong khi sinh tới tuyến sữa

Thuốc gây mê hay thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng cho các ca sinh khó thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sữa của mẹ. Tuy vậy để chắc chắn, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn sinh mổ, để lựa chọn các loại thuốc không gây ảnh hưởng tới việc cho con bú sau sinh.

Hãy chọn lựa các loại thuốc không gây buồn ngủ vì hiện tượng này có thể quyết định đến quá trình cho con bú sữa đầu có thuận lợi hay không. Hiện tượng sốt nhẹ sau khi sinh mổ trong vài ngày đầu khá phổ biến nên chị em không cần thiết phải cách ly với em bé. Tuy nhiên, các mẹ hãy chú ý rửa thật sạch tay trước khi chạm vào bé.

2. Cho em bé bú sữa mẹ ngay sau khi sinh

Nếu có thể, hãy cho con bú ngay sau khi em bé ra đời. Dù trong lúc này, cơ thể mẹ vẫn đang cảm thấy rất đau nhức, đặc biệt là xương cột sống do tác dụng hậu sản của việc gây tê ngoài màng cứng. Trong trường hợp này, có thể mẹ bầu sẽ phải buộc bị nằm ngửa và cần đặt nhiều gối đỡ xung quanh.

Hãy nhờ tới sự trợ giúp của các nữ hộ sinh, để em bé nằm úp xuống ngực mẹ và tránh vị trí mổ đẻ. Quá trình này khá phức tạp và cần có hộ sinh ở bên để chắc chắn em bé không bị ngạt trong lần đầu tiên bú sữa mẹ.

Tốt nhất chị em hãy cho em bé bú sữa non lần đầu trong vòng một giờ sau sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian để càng lâu, bầu sữa sẽ căng hơn và khiến bé khó bú sữa hơn. Nếu như gặp khó khăn trong quá trình cho bé bú thông thường, hãy nhờ y tá để sử dụng tới thiết bị trợ ti của bệnh viện.

Các mẹ phải vượt qua đau đớn, chú ý cho con bú ít nhất 2 giờ một lần trong ngày và khoảng từ 10 tới 12 lần trong ngày trong những tuần đầu tiên. Nếu em bé có thể bú tốt và mẹ đủ sữa, việc sử dụng thêm các loại sữa ngoài là không cần thiết.

Sữa non là những dòng sữa quý giá nên mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. (Ảnh minh họa)
Sữa non là những dòng sữa quý giá nên mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. (Ảnh minh họa)

3. Chọn vị trí thoải mái nhất khi cho con bú

Để tìm kiếm được tư thế thoải mái nhất cho con bú sau khi mổ đẻ không phải là điều dễ dàng với nhiều chị em. Vị trí nằm bên là một trong những vị trí có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái nhất, tuy nhiên chị em cần chú ý để không chạm tới vết mổ sẽ gây đau đớn và kéo dài quá trình hồi phục hơn. Chị em cần chú ý tới thực hiện theo các bước sau:

– Chọn lựa giường phẳng và sử dụng thêm gối ở sau lưng. Hãy giữ lấy thanh bên ngang giường và thay đổi tư thế một cách chậm rãi và cố gắng giữ cho các cơ bụng thoải mái.

– Sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc khăn bông che vùng bụng để tránh em bé chạm vào vết mổ.

Mẹ cần lựa chọn tư thế cho con bú hợp lý để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. (Ảnh minh họa)

– Đặt một gối giữa hai chân để giảm áp lực lên cơ bụng và chú ý chỉnh lại các gối sau lưng để chọn tư thế thoải mái hơn.

– Khi đặt em bé nằm bên, hãy chú ý để chân em bé được kéo gần lại cơ thể mẹ, đầu gối trên cánh tay mẹ.

– Tránh sử dụng bình sữa và núm vú nhân tạo ngay sau sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định sử dụng bình sữa hay núm vú giả. Trong trường hợp việc bổ sung thêm các loại thuốc hay vi chất sau sinh là yêu cầu của bác sĩ, lựa chọn cốc hoặc ống tiêm thức ăn sẽ tốt hơn.

Chọn vị trí thoải mái nhất khi cho con bú (Ảnh minh họa)
Chọn vị trí thoải mái nhất khi cho con bú (Ảnh minh họa)

4. Cho em bé tiếp xúc cơ thể mẹ và bú sữa non sớm để kích thích tuyến sữa

Thông thường, ngay sau khi nhau thai tách khỏi tử cung cũng là thời điểm sữa đến dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Việc cho bé tiếp xúc với cơ thể mẹ ngay sau khi sinh sẽ khiến cho bé quen với cơ thể mẹ và kích thích tuyến sữa sản sinh đều đặn hơn. Sữa sẽ ra đều sau khoảng 2 tới 3 ngày sau sinh. Nếu sữa đến chậm, các mẹ bầu đừng nên lo lắng. Cho em bé bú ngay và thường xuyên sau khi sinh đúng tư thế sẽ giúp sữa ra đều hơn và tránh tình trạng mất sữa.

Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và cần được trợ giúp ít nhất từ hai tới ba tuần sau sinh. Nếu chị em lựa chọn xuất viện sớm, hãy chắc chắn rằng bạn luôn có chồng hoặc người nhà ở bên để chăm sóc khi cần thiết.

Nguồn: Khám phá 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *