6 tháng tuổi được cho là thời gian lý tưởng để bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như người mẹ bị ít sữa, mất sữa, chúng ta thường có suy nghĩ cho trẻ ăn dặm sớm để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không?
Đau đầu vì bị bắt cho con ăn dặm quá sớm
“Con tiêm mũi lao được 1 tháng thì bị nổi hạch ở cổ phải đi chích, nhà neo người, hai mẹ con phải dắt díu nhau đi viện gần một tháng trời. Quãng thời gian đó mình stress trầm trọng, không ăn ngủ được thành ra bị ít sữa.
Về nhà, định bụng mua viên lợi sữa vì nhiều mẹ review tốt lắm nhưng chưa kịp mua thì mẹ chồng đã cấm tiệt. Bà bảo đang cho con bú mà uống mấy cái linh tinh vào người là chết, trẻ con 2, 3 tháng là ăn dặm tốt, cứ cơm cháo mà đút cho chắc dạ.
Thấy mình có vẻ hoài nghi, bà lấy ví dụ ngay: “Đây, thằng bố nó kia mới 3 tháng tôi đã cho ăn cơm hột, mà không ăn được cơm thì mẹ cứ cho vào mồm nhồm nhoàm vài cái là con nuốt được hết”.
Ôi trời ạ, chăm con chung với người của thế hệ trước đúng là mệt thật. Cho con ăn dặm sớm là mình đã không đồng ý rồi, đằng này bà lại còn đòi mẹ nhai cơm cho con ăn, nói thật chỉ nghĩ thôi mình đã thấy buồn nôn rồi.
Các mẹ ơi, liệu cho con ăn dặm quá sớm có ảnh hưởng gì không, em muốn “bật” mẹ chồng lắm mà chưa tìm được căn cứ nào khoa học một tí để nói ý”.
(Câu chuyện của một mẹ giấu tên)
Các mẹ bỉm nói gì về việc cho con ăn dặm quá sớm?
Sau khi câu chuyện được chia sẻ, có rất nhiều mẹ đã bày tỏ sự đồng cảm, hoặc nỗi bức xúc khi bà mẹ trẻ bị ép cho con ăn dặm quá sớm.
Nói về việc ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không, đa phần các mẹ đều cho rằng nó sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.
“Mẹ nó giống hệt tớ, con mình đẻ ra nhưng lại cứ phải chăm theo ý của thiên hạ. Nhưng bà nói gì thì kệ bà, tớ vẫn cứ làm theo cách của tớ thôi, bà có hỏi thì tớ bảo bác sĩ dạy tớ thế, giờ tớ chỉ tin mỗi bác sĩ thôi thế là bà không ý kiến ý cò gì nữa. Em bé nhà mẹ nó mấy tháng rồi, phải 6 tháng mới ăn dặm được nhé!”.
“Em cũng thấy mọi người bảo tròn 6 tháng mới cho ăn dặm được, nhưng em ở bên Nhật các mẹ toàn cho ăn từ lúc hơn 5 tháng thôi, như thế chắc cũng không sớm quá nhỉ, mà cũng chưa thấy tác hại gì cả”.
Xem thêm: Bạn có đang hiểu nhầm về ăn dặm kiểu Nhật?
“Nếu mom ít sữa thì có thể thử uống viên lợi sữa Mabio nhé, mình cũng bị ít sữa, uống 2 hộp thấy nhiều hơn hẳn đó. Còn nếu bất đắc dĩ quá thì đành cho con dùng thêm sữa bột thôi mom ạ, đừng nghe bà cho con ăn dặm sớm tội con lắm”.
“Cho con ăn dặm sớm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa lắm đó mẹ nhé, trước đứa đầu mình cũng bị bà nội ép cho ăn dặm từ lúc con 4 tháng, thành ra con bị đi ngoài suốt, đi khám bác sĩ mắng cho té tát. Ôi đã 2020 rồi mà phận làm dâu chúng mình vẫn khổ với các bà mẹ chồng thế nhỉ”.
“Eo ơi con nhà tớ 10 tháng rồi mà vẫn bú mẹ hoàn toàn đây, 1 tháng khéo nó chỉ ăn được 1 bữa thôi, còn lại đút gì cũng nhè hết. Ơn giời mẹ vẫn đủ sữa cho con bú, đưa đi khám thì bác sĩ cũng bảo không sao, chắc con chưa thích nên chưa ăn thôi. Đừng cho con ăn dặm sớm quá mẹ nhé!”.
Như vậy có thể thấy, hầu hết các mẹ đều cho rằng không nên cho trẻ ăn dặm sớm. Vậy chuyên gia nói sao về việc ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì, chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé.
Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì dưới góc nhìn chuyên gia
Theo Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, đặc biệt là chưa có men amylase để tiêu hóa tinh bột.
Theo khuyến cáo của WHO, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau thời điểm này có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm.
Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, quy định hiện nay của Tổ chức Y tế thế giới, sau 180 ngày (tức sau 6 tháng tuổi) trẻ nên ăn dặm, còn thời gian trước đó trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống nước vì trong sữa mẹ không những đã đủ chất dẫn mà còn có kháng khuẩn, có thể làm sạch được đường ruột.
Như vậy, cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi bị coi là quá sớm. Trong một số trường hợp, trẻ thậm chí đã hơn 6 tháng tuổi nhưng vẫn chưa tỏ ra hứng thú với thức ăn và không muốn ăn dặm.
Vậy cho trẻ ăn dặm quá sớm có ảnh hưởng gì?
– Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện để có thể tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn sữa mẹ. Đó là lý do tại sao những trẻ ăn dặm sớm thường bị đi ngoài, phân lổn nhổn, có mùi chua.
– Ăn dặm sớm có thể làm trẻ ít bú sữa mẹ đi. Dưới 6 tháng tuổi, việc này có thể gây lãng phí những kháng thể quý giá trong sữa mẹ, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
– Ăn dặm sớm không giúp bé cứng cáp hơn, ngược lại nó có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không hợp lý.
Kết
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, và tiếp tục bú mẹ xen kẽ đến 24 tháng tuổi hoặc thậm chí lâu hơn thế nữa. Không một loại sữa bột hoặc sản phẩm nhân tạo nào có thể sánh bằng, hoặc thay thế sữa mẹ.
Trong trường hợp mẹ bị ít sữa, mất sữa sau sinh, đừng vội cho bé ăn dặm quá sớm, vì nó có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Thay vì vậy, mẹ có thể tham khảo viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm lợi sữa chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược được rất nhiều mẹ Việt tin dùng, hiện đã có mặt tại rất nhiều hiệu thuốc trên cả nước.
Mọi thông tin chi tiết mẹ có thể tham khảo thêm tại Mabio.vn