icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Mẹ bị táo bón sau khi sinh phải làm sao? Cho uống thuốc gì chữa trị?

Lướt qua một số diễn đàn trên mạng xã hội, thấy rất nhiều chị em nhắc đến tình trạng táo bón sau khi sinh. Đây có lẽ là một nỗi khiếp sợ không nhỏ của nhiều sản phụ. Vậy táo bón sau khi sinh phải làm sao, mẹ cần uống thuốc gì? Nguyên nhân và cách chữa trị táo bón sau khi sinh như thế nào? Bài viết này Mabio sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các chị em.

Táo bón sau sinh là nỗi khiếp sợ của phụ nữ
Táo bón sau khi sinh là nỗi khiếp sợ của phụ nữ

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón sau khi sinh

+ Sinh mổ: Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng táo bón sau khi sinh mổ đó là hậu quả của thuốc gây mê và thuốc kháng sinh sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa và làm cho phân bị mất nước dẫn tới tình trạng bị táo bón.

+ Bổ sung sắt, canxi: Việc mẹ bổ sung sắt và canxi trong thai kỳ cũng như sau sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón kéo dài.

+ Uống ít nước: Ngại hoặc quên uống nước cũng sẽ làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

+ Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ cần thiết cho sự chuyển động trơn tru trong cơ thể con người. Sau sinh, các mẹ thường ít vận động và ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, ít chất xơ cũng là một nguyên nhân gây táo bón.

cách trị táo bón cho mẹ sau sinh
Táo bón sau khi sinh ảnh hưởng lớn tới chức năng tiêu hóa của sản phụ

+ Vitamin trước khi sinh: Phụ nữ đang cho con bú thường tiêu thụ nhiều vitamin để cải thiện dinh dưỡng cho thai nhi. Thật không may, nhiều trong số này có chứa sắt có thể gây táo bón.

+ Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi lớn dần làm cho tử cung tăng kích thước và chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và dẫn tới tình trạng táo bón cũng như bệnh trĩ cho các sản phụ. Tình trạng táo bón này còn kéo dài sau khi sinh vì cơ thể các mẹ chưa ổn định.

+ Lo lắng: Nhiều phụ nữ sau sinh do áp lực chăm sóc em bé nên bị chứng lo âu có thể làm chậm nhu động ruột và dẫn tới táo bón.

Hậu quả của tình trạng táo bón sau khi sinh mẹ nên hiểu rõ

Mẹ cần tìm hiểu ngay cách chữa trị táo bón cho mẹ sau khi sinh bởi hậu quả của vấn đề này là hoàn toàn không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tinh thần của các mẹ, cụ thể là:

+ Táo bón lâu ngày ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của sản phụ: Các chất cặn bã và khí chưa được đào thải, tích tụ lâu ngày ở ruột dẫn tới tình trạng đầy hơi, sản phụ không muốn tiêu thụ thức ăn, luôn luôn cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, khi phân chưa được đào thải ra ngoài sẽ khiến cho các chất độc ngấm ngược vào cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

+ Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Khi bị táo bón kéo dài, phân khô cứng khiến cho việc đại tiện khó khăn, làm hậu môn đau rát, chảy máu, làm tăng nguy cơ sa trực tràng và bệnh trĩ

+ Ảnh hưởng tới bé yêu: Khi mẹ cảm thấy ăn không ngon miệng, đau chướng bụng, không muốn ăn, làm cho việc nạp năng lượng và các chất dinh dưỡng kém đi, chất dinh dưỡng trong sữa mẹ nghèo nàn sẽ khiến cho bé kém phát triển, chậm lớn.

+ Ngoài ra, táo bón sau khi sinh ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của người mẹ: Việc thường xuyên bị đầy bụng cộng thêm áp lực nuôi em bé và thay đổi ngoại hình sẽ khiến cho các mẹ trở nên khó tính, tinh thần không được thoải mái, dễ dẫn tới tình trạng trầm cảm sau khi sinh.

Vậy táo bón sau khi sinh kéo dài bao lâu?

cách chữa trị táo bón cho mẹ sau sinh
Táo bón sau khi sinh kéo dài ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe

Trong nhiều trường hợp, táo bón sẽ kết thúc trong vòng một vài ngày nếu chị em thực hiện đúng các bước thích hợp để điều trị vấn đề. Tuy nhiên, nếu để cho tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy mẹ cần làm gì và uống thuốc gì chữa trị táo bón sau khi sinh? Mẹ hãy tham khảo những cách dưới đây nhé.

Chữa trị táo bón cho mẹ sau sinh đơn giản nhưng phải đúng cách

+ Nước ép trái cây: Theo nghiên cứu, một số loại trái cây như táo và lê có một chất gọi là sorbitol giúp giảm táo bón.

+ Uống nước: Uống đủ nước mỗi ngày chính là cách chữa trị táo bón cho mẹ sau khi sinh hiệu quả nhất đấy. Đơn giản là mẹ chỉ cần bổ sung 2 lít nước hàng ngày. Không uống dồn dập, không uống quá nhiều cũng một lúc.

+ Ăn bột yến mạch và khoai lang: Bột yến mạch, khoai lang là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ làm tăng tốc độ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

cách trị táo bón cho mẹ sau sinh
Yến mạch rất phù hợp trị táo bón cho các mẹ sau sinh

+ Massage: Các mẹ thường xuyên xoa bóp theo chiều kim đồng hồ hàng ngày giúp lưu thông khí huyết, cải thiện được tình trạng táo bón.

+ Vận động nhẹ nhàng: Mẹ có thể đi bộ 30 phút hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, vừa đi dạo, vừa hít thở không khí trong lành cũng là một biện pháp hạn chế tình trạng táo bón sau khi sinh.

+ Bổ sung probiotic: Mặc dù chưa được nghiên cứu đủ, nhưng men vi sinh đã được tìm thấy để hỗ trợ nhu động ruột và làm cho phân mềm, mẹ có thể sử dụng nhưng cần được sự cho phép và tư vấn của bác sĩ. Rất nhiều mẹ hỏi táo bón sau khi sinh uống thuốc gì? Các mẹ lưu ý nhé, táo bón sau sinh là tình trạng phổ biến ở các sản phụ, các mẹ không nên lạm dụng thuốc bởi đôi khi thuốc có ảnh hưởng tới sữa mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến con nhỏ. Trong trường hợp quá nặng, các mẹ có thể hỏi ý kiến của các sĩ chứ không được tự ý mua các loại thuốc trị táo bón khi không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Trà gừng: Trà gừng thúc đẩy sự thèm ăn và tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tiểu đường thì không nên dùng.

+ Nước chanh: Hàm lượng axit cao giúp tăng tốc hệ thống tiêu hóa giúp giảm táo bón. Các mẹ có thể thêm một lát chanh mỏng vào ly nước nóng để uống vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ cải thiện đáng kể tình trạng táo bón sau sinh.

+ Lựa chọn những loại thuốc chứa sắt, canxi có hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón.

Hy vọng, với những chia sẻ về cách chữa trị táo bón cho mẹ sau sinh của Mabio ở trên, các mẹ sẽ có thêm kiến thức hữu ích để cải thiện tình trạng táo bón sau khi sinh của mình nhé, chúc các mẹ sức khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội