Đẻ có đau không là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra, đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Vậy, đẻ có đau đớn như nhiều mẹ truyền tai nhau? Cùng tham khảo bài viết sau của Mabio để có được câu trả lời phù hợp nhất mẹ nhé!
Đẻ có đau không?
Đẻ thường đau không? Câu trả lời là Có. Cho dù mẹ có sinh lần thứ mấy đi chăng nữa thì quá trình chuyển dạ và sinh con đều đau đớn.
Em bé được chui ra qua đường âm đạo của mẹ thì gọi là sinh thường; các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để lấy em bé ra thì gọi là sinh mổ. Dù con chào đời bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì mẹ cũng phải chịu những đau đớn nhất định.
Những cơn đau đẻ đều xuất phát từ những cơn co tử cung mà hình thành nên, bản thân các mẹ không thể nào kiểm soát được những cơn đau này. Các cơn co tử cung thường diễn ra một cách nhịp nhàng (lúc co lúc nghỉ) không quá mạnh để gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng cũng đủ để tạo nên cảm giác đau đớn.
Để có một cuộc chuyển dạ sinh thường thành công bắt buộc phải có sự xuất hiện của các cơn co tử cung, qua từng giai đoạn của quá trình chuyển dạ mà nhịp độ này cũng có sự thay đổi.
Mỗi mẹ sẽ có một cách khác nhau để kiểm soát cơn đau của mình. Trong khi đó cũng có một số mẹ chọn phương pháp sinh tự nhiên, nghĩa là không sử dụng bất cứ cách giảm đau nào trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con. Họ chỉ tập thở, rặn để giảm cơn đau.
Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc để giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ được dùng khá phổ biến. Thường các bác sĩ sẽ cho mẹ dùng trước khi chuyển dạ.
Trong quá trình chuyển dạ điều gì sẽ xảy ra?
Chuyển dạ là cách đánh dấu mốc của người phụ nữ khi sắp sinh. Nó là sự xuất hiện của rất nhiều các cơn co thắt, có thể gây nên sự đau bụng cho người mẹ, đồng thời mẹ cũng cảm thấy bụng mình bị cứng.
Thời gian chuyển dạ có thể bắt đầu từ tuần 37 – 42 của thai kỳ, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ quyết định thời gian sinh của mẹ. Chẳng hạn như sinh mổ chủ động.
Trong suốt quá trình chuyển dạ đó bụng người mẹ sẽ mềm ra. Càng đến gần lúc sinh, em bé trong bụng sẽ di chuyển từ tử cung vào trong âm đạo. Mẹ sẽ cảm thấy bụng của mình bị thúc giống như đi đại tiện.
Hiện nay, có hai phương pháp sinh phổ biến là sinh thường và sinh mổ. Sinh thường là em bé sẽ chui ra bằng đường âm đạo còn sinh mổ là em bé sẽ chào đời bằng một cuộc phẫu thuật. Trong suốt quá trình sinh nở này, mẹ sẽ được bác sĩ cũng như các hộ sinh hỗ trợ chính vì thế hoàn toàn có thể yên tâm.
Một số phương pháp giảm đau khi mẹ sinh thường
Mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi đẻ có đau không. Vậy, hiện nay có cách đẻ không đau nào không? Hay có phương pháp nào giúp các mẹ có thể kiểm soát cơn đau hiệu quả?
Chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt
Mẹ nên nhớ, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có sự ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển dạ và sinh con. Chuyển dạ kéo dài sẽ tốn nhiều thời gian cũng như năng lượng, nó thậm chí kéo dài tới mười mấy tiếng hoặc hơn.
Vì thế, những ngày gần sinh cần ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi nhiều hơn để chuẩn bị cho ngày vượt cạn.
Tập thể dục
Thường thì vào những tuần cuối, cơ thể mẹ đã khá nặng nề và không muốn vận động. Tuy nhiên, khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ nếu như mẹ đi lại nhẹ nhàng có thể giúp thai nhi lọt đúng vào khung xương chậu và chui ra dễ dàng.
Tập thở đúng cách
Một quy tắc bất di bất dịch rất có lợi cho mẹ sinh thường chính là thở đúng cách. Khi những cơn gò đầu tiên xuất hiện, mẹ sẽ hít một hơi thật sâu sau đó thở ra từ từ. Hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi thật nhẹ nhàng nhẹ nhé.
Nếu các cơn gò quá đau, mẹ cũng không nên la hét vì nó có thể gây nên tình trạng mất sức, hãy thật bình tĩnh để làm chủ tình huống.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Đây được đánh giá là một trong những phương pháp đẻ không đau được nhiều mẹ hiện nay áp dụng. Tuy nhiên, cần bác sĩ có chuyên môn cũng kinh nghiệm thực hiện.
Bài viết giúp mẹ trả lời câu hỏi đẻ có đau không cũng như biết thêm một vào cách đẻ không đau để có thể áp dụng trong quá trình sinh nở của mình. Hy vọng, những kiến thức mà Mabio chia sẻ có thể giúp mẹ vượt cạn thành công và nhẹ nhàng.