Đến một độ tuổi nhất định nào đó, cha mẹ cần phải cho trẻ sơ sinh ăn dặm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng trẻ sơ sinh được mấy tháng thì nên cho ăn dặm? Quá trình ăn dặm ở trẻ sơ sinh nên thực hiện theo các bước như thế nào thì lại không phải cha mẹ nào cũng nắm rõ.
Khi nào thì cho trẻ sơ sinh ăn dặm được?
Trong vòng 6 tháng đầu đời, thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Nếu sữa mẹ đủ nhiều và giàu dinh dưỡng, trẻ chỉ cần bú mẹ mà không cần bổ sung thêm bất cứ loại thức ăn nào khác, thậm chí cả nước lọc.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là trẻ sơ sinh mấy tháng thì ăn dặm được? Khi nào cho trẻ sơ sinh ăn dặm là hợp lý nhất?
Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên bố trí cho trẻ sơ sinh ăn dặm khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Nhiều mẹ hiện nay thường cho con ăn dặm từ khi mới được 4, 5 tháng là không cần thiết.
– Cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm có thể gây ra một số nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Bởi trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nếu cho trẻ ăn thức ăn không phải là sữa mẹ, trẻ có thể bị đi ngoài, táo bón.
Ngoài ra, việc ăn dặm ở trẻ sơ sinh diễn ra sớm hơn dự định cũng đồng nghĩa với trẻ sẽ bú mẹ ít hơn. Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì không hấp thu được đầy đủ các dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa mẹ.
– Ngược lại, cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá muộn cũng gây ra không ít tác hại. Sau 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên rất nhanh, trong khi đó sữa mẹ lại không tăng nhiều về số lượng và chất lượng. Nếu lúc này, nguồn thức ăn duy nhất của trẻ vẫn là sữa mẹ thì trẻ sẽ bị thiếu chất, chậm tăng cân, không thể phát triển đầy đủ về thể chất và trí não.
– Cho trẻ sơ sinh ăn dặm đúng lúc sẽ giúp trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng khả năng vận động cơ hàm cũng như phát triển toàn diện.
Bởi vậy người ta mới nói xác định được thời điểm khi nào nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm được là điều cực kỳ quan trọng.
Hướng dẫn các bước ăn dặm cụ thể ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ sơ sinh ăn dặm là cả một quá trình không hề đơn giản. Tất cả cần thực hiện theo một quy trình với đầy đủ các bước:
– Bắt đầu từ đồ ngọt: Khi khởi đầu, nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm bằng đồ ngọt, điển hình là sữa, càng giống với sữa mẹ càng tốt, chẳng hạn như một số loại sữa bột, sữa chua, phô mai hoặc các món ăn dặm nấu từ sữa mẹ.
Dẫn link: Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Sau đó, bắt đầu chuyển sang cho trẻ ăn bột có vị ngọt. Bột ăn dặm có thể là bột pha sẵn hoặc bột tự nấu. Nếu cha mẹ tự nấu bột thì nên lưu ý không nên cho quá nhiều đường.
– Đến đồ mặn: Khi trẻ sơ sinh đã dần dần quen với bột ăn dặm, chúng ta sẽ chuyển qua bột có vị mặn. So với bột ăn dặm ngọt thì bột mặn thường dễ ăn hơn, và cũng đổi được nhiều vị hơn.
Khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm bằng bột mặn tự nấu, nên lưu ý nêm bằng nước mắm nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Một bát bột phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, dầu mỡ, rau và chất đạm. Hạn chế nấu bột bằng nước xương vì có thể làm trẻ đầy bụng và cũng không giàu dinh dưỡng, nên thay thế bằng xác thịt. Nếu là bột pha sẵn thì không dùng nước rau, nước thịt để pha bột.
– Tập cho trẻ ăn hoa quả: Hoa quả có thể cho trẻ ăn ngay từ thời gian đầu tập ăn dặm. Nên xay nhỏ hoặc cho vào túi nhai ăn dặm để trẻ không bị hóc. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn bất kỳ loại hoa quả nào mà trẻ yêu thích. Tuy nhiên không được cho ăn khi trẻ đang đói bụng. Thời điểm thích hợp nhất để trẻ sơ sinh ăn dặm hoa quả là sau bữa ăn chính khoảng 1 giờ.
– Cho trẻ ăn cháo: Cho trẻ ăn dặm bằng bột cho đến khi được 9 – 10 tháng tuổi là có thể dần chuyển sang ăn cháo. Thời gian này, vẫn nêm gia vị nhạt và phải nấu cháo thật nhừ.
– Cho trẻ ăn cơm: Khi đã đủ 20 răng là trẻ có thể ăn cơm. Tuy nhiên lúc đầu nên nấu cơm hơi nhão và dầm nát để trẻ dễ nuốt.
Một số lưu ý khác khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ xen kẽ: Trong quá trình ăn dặm, trẻ vẫn cần được bú mẹ xen kẽ theo nhu cầu, càng nhiều càng tốt. Đây là cách để trẻ sơ sinh hấp thụ được tối đa các dưỡng chất, kháng thể có trong sữa mẹ, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển về tinh thần, tình cảm.
– Không hâm lại thức ăn: Chế độ ăn dặm ở trẻ sơ sinh phải là đồ ăn tươi, sau khi chế biến chỉ dùng để ăn một lần. Nếu trẻ ăn không hết thì cha mẹ có thể ăn hoặc đổ bỏ, bởi để đến bữa sau thì đồ ăn sẽ không còn thơm ngon và giàu dinh dưỡng nữa.
– Cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc: Ban đầu, pha bột theo tỉ lệ 2 thìa bột với 200 ml nước. Sau đó tăng lên 4 thìa bột pha với 200 ml nước để trẻ dễ nuốt. Trẻ càng lớn thì thức ăn càng đặc hơn.
– Cho ăn từ ít đến nhiều: Khi bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn dặm, trẻ chỉ có thể ăn được 1 – 2 thìa bột, sau đó số lượng mới tăng dần lên. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào những lần ăn dặm đầu tiên của con.
– Đừng ép trẻ: Trẻ con sẽ không để mình phải chết đói. Do đó, đừng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ: Trẻ cần được ăn dặm 2 – 3 bữa bột/ngày xen kẽ với hoa quả, sữa chua và sữa mẹ. Mỗi bữa, trẻ thường ăn ít đến vừa đủ no.
– Không để trẻ bị sặc, bị hóc: Luôn nghiền nhỏ thức ăn, đặc biệt là rau và hoa quả để trẻ không bị hóc. Khi cho ăn nên hạn chế trêu đùa trẻ, không cho ăn dặm khi trẻ đang khóc. Nếu cho trẻ ăn ở tư thế nằm cần bế sao cho cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, đầu cao hơn người. Thường xuyên vỗ ợ hơi để trẻ không nôn trớ.
– Ưu tiên dầu thực vật: Dầu mỡ là chất không thể thiếu trong chén bột ăn dặm ở trẻ sơ sinh. Nhưng thay vì dùng mỡ động vật, cha mẹ nên dùng dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gạo, dầu hướng dương vì chúng rất giàu DHA, tốt cho trí não của trẻ.
MẸ CÓ BIẾT?
6 tháng tuổi là cột mốc để trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm. Trong thời gian này cho đến tận khi tròn 24 tháng tuổi, trẻ vẫn cần được bú mẹ xen kẽ, càng nhiều càng tốt.
Trong trường hợp mẹ phải đi làm, mẹ vì ít cho con bú khiến sữa mẹ ít đi sẽ là một thiệt thòi rất lớn về sức khỏe và tinh thần đối với trẻ. Khi đó, mẹ có thể sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn, đồng thời tổng hợp nhiều dinh dưỡng vào sữa mẹ để sữa đặc sánh, giàu dưỡng chất hơn.
Đây là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, đã được Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm cấp phép, số đăng ký 22862/2017/ATTP-XNCB, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian cho con bú.
Nguồn: Mabio.vn