icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!

Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!

Sử dụng sữa mẹ nấu đồ ăn dặm có lẽ không còn xa lạ gì với các mẹ bỉm sữa nữa. Tuy nhiên, có những mẹ vẫn chưa biết những lợi ích từ việc dùng sữa mẹ để nấu ăn dặm như thế nào. Sau đây chúng tôi sẽ lý giải vấn đề đó và chia sẻ với các bạn 5 món ăn dặm từ sữa mẹ ngon bổ, giàu dinh dưỡng mà cực dễ làm.

Tại sao nên tận dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé?

Bác sỹ và các chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp con phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Sau 6 tháng đó, con vẫn nên được bú bằng sữa mẹ nhưng vì nhiều lý do mà sẽ bị hạn chế, cũng như con ngày càng lớn thay vào đó là một chế độ ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì thế, người ta tìm đến các cách cho trẻ ăn dặm.

  • Sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé là việc mẹ nên làm khi con từ 7 tháng tuổi trở đi. Bởi vì trước đó bé đã quen với mùi vị của sữa mẹ, thêm một chút sữa mẹ để nấu ăn dặm cho bé sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn.
  • Hơn nữa, sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm giúp trẻ đảm bảo được chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ từ món ăn dặm.
  • Bên cạnh đó, vừa giúp giải quyết sữa mẹ dư thừa khi để trữ đông trật tủ. Các mẹ dư nhiều sữa cho con bú ngoài nấu ăn dặm cho bé, nếu không biết làm gì thì có thể tham khảo thêm bài viết: Sữa mẹ bị dư nên làm gì? Đừng vội vứt, có thể làm đồ ăn cho bé!
Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Tận dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé

Có nhiều ý kiến cho rằng sữa mẹ khi nấu lên sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Điều đó cũng đúng, khi sữa mẹ chịu tác động dưới nhiệt độ, độ ẩm sẽ làm thay đổi tính chất trong sữa. Tuy nhiên nếu dùng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé kết hợp với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác sẽ bù lại lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, các mẹ không phải lo lắng khi sử dụng chính sữa của mình nấu ăn dặm cho bé nhé!

Sữa mẹ nấu ăn dặm SAI CÁCH sẽ làm MẤT CHẤT DINH DƯỠNG

Mẹ làm thế nào để đảm bảo nấu VỪA NGON, VỪA BỔ? Dành ngay ít phút để nghe chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách nấu ăn dặm cho bé bằng sữa mẹ nhé!

5 món ăn dặm cho bé từ sữa mẹ cực dễ nấu

Sau đây là 5 món ăn dặm cho bé được làm từ sữa mẹ và những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé háu ăn hơn. Nếu không biết làm đúng cách sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Vì thế, các mẹ theo dõi từng bước và chuẩn bị nguyên liệu sao cho đúng nhé!  

1. Sữa chua từ sữa mẹ

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cũng khá đơn giản, quan trọng nhất là biết cách giữ ấm cho sữa để không mất đi chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200ml sữa mẹ
  • 1/2 hộp sữa chua không đường

Thực hiện nấu sữa chua từ sữa mẹ cho bé ăn dặm:

  • Sữa đun ấm tầm 80 độ, sau đó tắt bếp để nguội tầm 60 – 50 độ.
  • Sữa chua ở nhiệt độ phòng, đổ vào quấy nhẹ tay cho tan.
  • Lọc qua rây, vớt bọt.
  • Cho vào hũ thủy tinh đậy nắp.
  • Ủ trong vòng 8 -12 tiếng là có thể cho bé ăn được
Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé ăn dặm

Tham khảo thêm bài viết cụ thể hơn về việc làm sữa chua sao cho đúng cách để không bị mất chất dinh dưỡng: Mất hết dinh dưỡng vì làm sữa chua từ sữa mẹ, làm sao cho đúng?

2. Pancake sữa mẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 4 muỗng canh bột mì hữu cơ
  • 60 – 80ml sữa mẹ
  • 1 lòng đỏ trứng

Sữa mẹ nấu ăn dặm với món Pancake được thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Trộn đều thành hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Quét chút xíu dầu ăn lên khắp mặt chảo, đổ bột dàn đều và rán với lửa nhỏ.

3. Bánh flan sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 120ml sữa mẹ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 quả trứng gà

Cách thực hiện:

  • Mẹ đun sữa ở lửa trung bình tới khi sôi lăn tăn ở mép nồi. Đun sữa sẽ giúp giảm mùi tanh sữa mẹ, bánh sẽ thơm hơn.
  • Đánh 2 lòng đỏ và 1 lòng trắng trứng quyện vào nhau.
  • Đổ sữa mẹ sau khi đã đun (sữa cần để nguội) vào trứng và khuấy nhẹ tay cho sữa trứng quyện vào nhau.
  • Lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây. Nếu hỗn hợp nhiều bọt, mẹ để bọt khí tan sau đó mới đổ vào khuôn và nướng hoặc hấp.
  • Đổ trứng sữa vào khuôn bánh và cho vào nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong 30 phút. Mẹ cũng có thể hấp bánh 30 phút thay vì nướng.
  • Mẹ dùng tăm xiên bánh, nếu tăm không dính bánh nghĩa là bánh chín. Mẹ có thể lót một miếng vải ở trên miệng bánh, tránh để nước rơi xuống bánh khi hấp.

Với những mẹ muốn cho trẻ ăn ngọt có thể cho thêm xíu đường khi làm bánh hoặc cho thêm tẹo vani hữu cơ để tăng mùi thơm.

Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Bánh flan là món ăn dặm cũng có thể từ sữa mẹ

4. Chả cá hồi sữa mẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50g bột mì
  • 100g thịt cá hồi (bạn nên tìm mua cá hồi đánh bắt tự nhiên vì cá hồi nuôi chứa nhiều chất phụ gia chăn nuôi độc hại)
  • 50ml sữa mẹ
  • Tiêu, hành ngò (có một chút sẽ ngon)

Cách thực hiện:

  • Mẹ rửa sạch cá hồi với rượu hoặc dấm để khử mùi tanh. Sau đó, đem cá hồi xay nhuyễn cùng hành ngò, tiêu (hoặc không).
  • Trộn sữa mẹ với bột mì cho nhuyễn, hơi loãng.
  • Tiếp mẹ viên thịt cá hồi thành những viên nhỏ, cán dẹt và nhúng vào hỗn hợp bột + sữa.
  • Cho từng miếng thịt cá hồi vào chiên vàng giòn và cho bé ăn nóng.

Lưu ý: Món ăn này chỉ thích hợp với trẻ trên 10 tháng vì lúc này bé có thể nhai thực phẩm thô/rắn khá tốt.

5. Canh thịt sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • Thịt 0,5kg
  • Sữa mẹ: 500ml
  • Cà rốt: 100g cắt miếng
  • Đậu Hà Lan: 30g
  • Su hào: 1/4 củ cắt miếng
  • Hành boa rô: 1 cây, cắt khoanh

Cách làm:

  • Đun sôi 500ml sữa mẹ.
  • Hạ lửa nhỏ cho thịt, các loại rau củ và tiêu nguyên hạt vào nấu cùng.
  • Thịt vừa chín thì tắt bếp, gắp thịt ra để nguội.
  • Phần thịt: Cho vào máy xay hoặc cắt nhỏ, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.
  • Phần rau củ và sữa mẹ: Đun đến khi gần cạn, gắp bỏ hạt tiêu, để nguội. Cho rau củ vào máy xay hoặc cắt, băm nhỏ tùy độ thô theo tháng tuổi của con.
  • Hòa phần sữa mẹ còn lại trong nồi vào để điều chỉnh độ đặc loãng.

Mẹ có thể chia ra thành các phần ăn rồi trữ đông thực phẩm này để cho bé ăn dần cùng cơm.

Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Canh thịt nấu sữa mẹ

Lưu ý: Khi sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho bé chỉ nên sử dụng sữa vừa mới vắt ra bình hoặc sữa trữ đông chứ không dùng sữa trữ đông hâm nóng 1 lần cho bé bú còn thừa để nấu ăn dặm.

Lưu ý khi nấu ăn dặm giúp bé háu ăn

Một số lưu ý sau sẽ rất hữu hiệu cho các mẹ khi nấu đồ ăn dặm cho bé để bé không bị chán và háu ăn hơn.

Nguyên tắc vàng giúp trẻ ăn dặm một cách “ngon lành”

Áp dụng 5 nguyên tắc nấu ăn dặm cho bé từ sữa mẹ như sau:

  • Từ ngọt đến mặn: Đồ ăn mặn sẽ làm hại thận của bé vì khi này thận của trẻ rất yếu.
  • Từ ít đến nhiều: Các món ăn dặm nên ăn từ ít đến nhiều để thăm dò hệ tiêu hóa của bé.
  • Từ loãng đến đặc: Loãng vẫn dễ ăn hơn, nó cũng gần như sữa sẽ giúp bé mới tập ăn dặm dễ ăn hơn.
  • “Tô màu chén bột” tức là trong chén bột ăn dặm của bé phải đa dạng các loại dưỡng chất
  • Không ép trẻ ăn: Các mẹ thường ép con ăn vì sợ con suy dinh dưỡng, chậm lớn. Tuy nhiên, điều đó càng khiến con biếng ăn và sợ ăn hơn. Hãy để bé tự nhiên với nhu cầu của mình, khi nào đói thì ăn.
Bảo đảm 5 món ăn dặm từ sữa mẹ sau giúp bé “no nê” lại cực dễ nấu!
Lưu ý về cách nấu đồ ăn dặm cho trẻ đúng nhất

Những điều không nên làm khi nấu ăn dặm cho bé từ sữa mẹ

Bên cạnh những quy tắc vàng khi sử dụng sữa mẹ nấu ăn dặm cho trẻ thì cũng cần lưu ý đến những điều cần tránh sau:

  • Không nên dùng sữa trữ đông hâm nóng 1 lần cho bé bú rồi còn thừa để nấu ăn dặm. Chỉ nên sử dụng sữa vừa mới vắt ra bình hoặc sữa trữ đông.
  • Đổ nước lạnh khi ninh xương: Đây là lỗi sai mà nhiều mẹ mắc phải không chỉ khi nấu đồ ăn dặm cho bé mà cả bữa cơm hàng ngày. Trong thịt, xương chứa nhiều protein, chất béo khi đun mà đổ nước lạnh sẽ khiến xương khó nhừ, chất dinh dưỡng và mùi vị giảm chất lượng.
  • Nêm nhiều gia vị khi con mới bắt đầu ăn dặm điều này là không nên bởi vì khi trẻ bắt đầu ăn dặm là mới bắt đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm, hãy để cho rau củ quả, thịt có vị ngọt tự nhiên của nó là đủ dùng. Chỉ nên nêm một chút gia vi khi bé từ 9 – 11 tháng. Tuy nhiên, tránh mắm, muối vì thận còn yếu.
  • Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục sẽ khiến cho món ăn dặm của bé bị nát làm món ăn kém hấp dẫn và giảm chất dinh dưỡng của món ăn.

Để có được một nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa mẹ thì trước tiên mẹ phải có thật nhiều sữa, vừa đảm bảo sữa cho con bú mỗi cữ, vừa có thể trữ đông. Khi mẹ gặp phải tình trạng sữa giảm dần hay ít sữa, sữa không về nên tìm cách giải quyết nó để đảm bảo lượng sữa cần thiết cho con bú cũng như quá trình ăn dặm của con.

Có rất nhiều cách để giải quyết như điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ một cách hợp lý,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung viên uống lợi sữa Mabio để nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ lên đáng kể.

Khi cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà mẹ bổ sung vào cơ thể dễ dàng hơn sẽ giúp sữa thơm, sánh, đặc, mát. Đồng thời kích thích quá trình tiết sữa giúp thông tắc tia sữa để sữa về nhanh hơn, trị tắc tia sữa hiệu quả.

Bài viết trên mong rằng đã giúp các mẹ biết sữa mẹ nấu ăn dặm tốt như thế nào, những gợi ý về món ăn dặm từ sữa mẹ ra sao và lưu ý trong quá trình nấu ăn dặm sao cho đúng. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt, một nguồn sữa mẹ dồi dào để giúp con yêu có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của mình.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội
    2 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *