icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Đau bụng sắp sinh là một hiện tượng phổ biến của các cơn chuyển dạ

Mách mẹ các dấu hiệu sắp sinh đau bụng như thế nào?  

Một dấu hiệu chuyển dạ mà bất cứ mẹ nào cũng trải qua chính là đau bụng. Vậy, sắp sinh đau bụng như thế nào? Hiện tượng đau này sẽ diễn biến ra sao? Cùng Mabio tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

Vì sao có hiện tượng đau bụng sắp sinh?

Bất cứ mẹ nào lựa chọn phương pháp sinh thường đến ngày con yêu chào đời cũng sẽ phải trải qua các cơn đau bụng do chuyển dạ. Hiện tượng này được đánh giá là hết sức bình thường. Tùy thuộc vào mức độ chịu đau của mỗi mẹ mà sẽ cảm nhận cơn đau nhiều hay ít.

Tử cung của mẹ được cấu tạo là một dạng cơ, nó có thể co giãn một cách mạnh mẽ để đẩy thai nhi ra ngoài, đây cũng chính là nguồn gốc gây nên tình trạng đau đớn của mẹ trong quá trình sinh con. Cũng có nhiều yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng tới mức độ của những cơn đau bụng khi sinh: các cơn co thắt, tốc độ cơn co chuyển dạ, vị trí của thai nhi…

Cùng với đó, các cơ vùng bụng cũng sẽ có xu hướng thắt chặt và gây sức ép lên toàn bộ thân mình, đáy chậu, lưng, bàng quang… Cùng một lúc người mẹ phải chịu đựng quá nhiều sự kết hợp từ các cơn đau gây nên tình trạng đau đớn khi sinh.

Đau bụng sắp sinh là một hiện tượng phổ biến của các cơn chuyển dạ
Đau bụng sắp sinh là một hiện tượng phổ biến của các cơn chuyển dạ

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn và là nguyên nhân làm tăng cảm giác lo lắng, các cơn đau vì thế có xu hướng tăng lên, cảm giác đau dữ dội hơn. Trong quá trình này, mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc gây tê ngoài màng cứng giúp kiểm soát các cơn đau nhưng nó cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không dáng có. Chính vì thế, mẹ cần cân nhắc cũng như chọn lựa một cách kỹ càng trước khi quyết định có nên dùng hay không

Xem thêm: Sắp sinh quan hệ có sao không? Liệu có gây hiện tượng sinh non?

Sắp sinh đau bụng diễn ra như thế nào?

Đau bụng khi chuyển dạ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, có sự kết hợp của tử cung co bóp, các cơn gò và thai nhi sẽ được sổ ra ngoài để chào đời. Vậy, sắp sinh đau bụng như thế nào? Cùng tìm hiểu diễn biến của một cuộc vượt cạn bình thường ngay sau đây.

Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở

Thông thường ở trạng thái bình thường cổ tử cung trong và ngoài sẽ luôn nhập lại với nhau và tạo thành một phiên mỏng. Nó luôn đóng kín cũng như được bịt kín bởi nút nhầy cổ tử cung trong suốt quá trình mang thai.

  • Tới ngày sinh, dưới tác động của những cơn gò tử cung, nhút nhầy thoát ra ngoài và sẽ bị lẫn một chút máu. Lúc này, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được các cơn chuyển dạ, thời gian co kéo trung bình khoảng 20 – 30 giây sau đó nghỉ khoảng 2 – 3 phút rồi lại tiếp tục. Thời điểm này, cổ tử cung mở trung bình 2 – 3 cm.
  • Các cơn đau ngày một tăng lên mạnh hơn, các cơn đau bụng xuất hiện nhiều hơn, một cơn co tử dung sẽ kéo dài 35 – 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần, 1 phút 25 giây đến 1 phút 30 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn 6 – 9cm.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài

Khi cổ tử cung của người mẹ mở trọn vẹn là 10cm thì đầu thai nhi đã lọt xuống thấp và thường túi ối đã vỡ. Các mẹ lúc này sẽ nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như hộ sinh để rặn kết hợp với các cơn co tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài.

Lúc này mẹ cần hết sức bình tĩnh và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho quá trình sinh nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Trong một số trường hợp dù mẹ đã mở đủ 10 phân nhưng nếu đầu em bé quá cao, không lọt xuống hố chậu thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh khác phù hợp và an toàn hơn cho cả mẹ và thai nhi.

Giai đoạn 2 thai nhi được đưa ra ngoài qua những cơn rặn
Giai đoạn 2 thai nhi được đưa ra ngoài qua những cơn rặn

Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau

Sau khi thai nhi được ra ngoài mẹ sẽ thấy các cơn đau có xu hướng giảm nhẹ hơn. Lúc này, tử cung sẽ co lại, nhau bong và sổ ra ngoài. Để hạn chế tình trạng mất máu của người mẹ, các bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau ra.

Thời gian đau bụng trung bình của những mẹ sinh con so là khoảng 12 tiếng và mẹ sinh con dạ là 8 tiếng. Mẹ cố gắng giữ tâm lý thật thoải mái để quá trình vượt cạn thành công.

Một vài phương pháp giúp mẹ giảm đau bụng khi chuyển dạ

Không có quá trình chuyển dạ nào mà không đau đớn. Do đó, mẹ cần chuẩn bị tinh thần trước cho các cơn đau. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để tiết chế các cơn co thắt như:

Mẹ cần giữ vững tâm lý ổn định để quá trình sinh con nhanh chóng hơn
Mẹ cần giữ vững tâm lý ổn định để quá trình sinh con nhanh chóng hơn
  • Cố gắng giữ bình tĩnh và tâm lý ổn định.
  • Tập trung thở đều. Hít bằng mũi và thở bằng miệng.
  • Thay đổi tư thế giúp giảm đau khi chuyển dạ.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi rặn sinh bé.
  • Mẹ đừng quá căng thẳng hay tạo áp lực cho bản thân khi chịu các cơn đau bụng chuyển dạ. Vì nếu cơn đau vượt quá sự chịu đựng hoặc ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc hoặc phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm đau.

Bài viết hy vọng có thể giúp các mẹ có thể hiểu được sắp sinh đau bụng như thế nào cũng như những vấn đề sẽ phát sinh thêm trong quá trình chuyển dạ đó. Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội