icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Mẹ bị tắc tia sữa sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Xác định rõ nguyên nhân nào dẫn đến tắc tia sữa và dấu hiệu khi mẹ bị tắc tia sữa là gì sẽ giúp mẹ khắc phục cũng như phòng tránh tắc sữa sau sinh hiệu quả. Sau đây là những kiến thức cần thiết cho mẹ về tình trạng tắc tia sữa – nỗi ÁM ẢNH của các mẹ sau sinh.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng tuyến sữa vẫn tiết ra sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa bị hẹp lại hoặc ứ tắc khiến sữa thông thể thoát ra ngoài đầu vú được. Trong khi đó mẹ vẫn tiếp tục tiết sữa, khiến cho bầu vú căng lên, tình trạng bị tắc sữa lại càng nghiêm trọng. Tắc sữa có thể xảy ra ở một bên ngực (tắc sữa một bên hay tắc tia sữa cục bộ) hoặc cả hai bên ngực. Dù là trong trường hợp nào thì tắc sữa cùng cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng ùn tắc trong ống dẫn sữa

Tắc sữa theo y học cổ truyền được cho là nằm trong chứng Nhũ Ung, hay còn có nhiều tên gọi khác là Suy Nhũ, Lên Cái Vú, Đố Nhũ, Nội Suy, Ngoại suy, Nãi Tiết với triệu chứng điển hình là sưng tức bầu vú, sốt cao hoặc có mủ ở vú.

Cần phân biệt tắc sữa với ít sữa – hiện tượng ống dẫn sữa không có vấn đề nhưng tuyến sữa hoạt động kém khiến sữa tiết ra ít, bầu vú nhão.

Cơ chế tiết sữa của mẹ:

Sữa mẹ bắt đầu được sản xuất từ quý thứ 2 của thai kỳ, lúc này chúng ta gọi đó là sữa non. Sau khi em bé chào đời, rau thai bong ra, em bé bú mẹ sẽ kích thích cơ thể của mẹ sản xuất ra nhiều sữa hơn tương ứng với nhu cầu của con

Ở cơ thể người mẹ, sữa được sản xuất từ mô tuyến vú, mô tuyến vú có các thùy xếp theo hình nan hoa và tập trung về núm vú, sữa sẽ đổ từ các tiểu thùy về thùy, rồi chảy tới xoang chứa sữa và đi tới các ống sữa ở núm vú.

Nếu trong lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại, tại vị trí bị tắc sẽ xuất hiện những hòn cục do sữa đông kết. Trong khi đó,sữa mẹ vẫn được tiết ra, sự tắc nghẽn này khiến ống dẫn sữa trước chỗ bị tắc ngày càng căng giãn chèn lên các ống dẫn sữa khác. Chính vì vậy tình trạng tắc sữa sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Tham khảo thêm: Nhận biết tắc tia sữa nổi cục

Nhiều người quan niệm ngực to sẽ sản xuất được nhiều sữa hơn ngực nhỏ, nhưng thật sự người ngực to chỉ có số lượng mô mỡ và mô liên kết nhiều hơn, trong khi đó sữa lại phụ thuộc vào mô tuyến vú, mà số mô tuyến vú của mỗi người lại gần như không chênh lệch nhiều.

TẮC SỮA kéo dài gây VIÊM VÚ, ÁP XE VÚ

Đừng chần chừ, mất thời gian. Mẹ có muốn chữa khỏi ngay sau 3 NGÀY, mỗi ngày 23K? Đăng ký ngay để được chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách chữa tắc sữa nhanh nhất, tránh hàng loạt biến chứng nguy hiểm.

    MẸ LO LẮNG VÌ KHÔNG ĐỦ SỮA CHO CON BÚ? HỎI NGAY CHUYÊN GIA

    Những đối tượng tắc tia sữa sau sinh thường gặp

    Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng phổ biến nhất, ước tính có khoảng 15% phụ nữ bị tắc sữa trong vòng 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tuy vậy, tắc tia sữa vẫn có thể gặp ở nhiều thời điểm khác.

    Tắc tia sữa ở phụ nữ khi đang cho con bú

    Tắc tia sữa khi cho con bú chiếm đa số các trường hợp mẹ hay bị tắc tia sữa, các mẹ sinh thường sẽ ít bị tắc hơn so với mẹ sinh mổ hoặc sinh con lần đầu. Tắc tia sữa khi đang cho con bú nếu không được chữa trị có thể kéo dài nhiều ngày không dứt.

    Mẹ bị tắc tia sữa có nên cho con bú không? Câu trả lời là CÓ, hoạt động mút vú mẹ của bé sẽ làm cho sữa được thoát bớt ra ngoài, hạn chế tình trạng căng tức khó chịu ở bầu vú. Ngược lại nếu mẹ dừng cho bé bú trong thời gian này, chắc chắn là tình hình sẽ càng trầm trọng.

    Tắc tia sữa khi mang bầu

    Hầu như tình trạng tắc tia sữa ở bà bầu khá hiếm gặp, có chăng chỉ là tình trạng bầu ngực cương tức, khó chịu hơn vì tuyến sữa bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Từ quý thứ 2 của thai kỳ trở đi, hiện tượng căng tức bầu ngực sẽ diễn ra thường xuyên, đòi hỏi mẹ phải sử dụng một loại áo ngực phù hợp hơn.

    Mẹ đang cho con bú nhưng mang thai có bị tắc sữa không?

    Nếu mẹ cai sữa cho con đột ngột có thể gây ra tình trạng tắc sữa. Khi cho bé bú, tử cung co thắt nhưng nếu mẹ không gặp phải những tình trạng dưới đây sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, mẹ có thể cho bé bú bình thường.

    Một số trường hợp sau bị bắt buộc phải cai sữa sớm cho bé khi có bầu

    • Mẹ có tiền sử sảy thai trước đó.
    • Mẹ mang thai những tháng cuối nên cai sữa cho con nếu không có thể gặp phải tình trạng sinh non.

    Tắc tia sữa sau khi cai sữa cho con

    Sau khi cho con ngừng bú mẹ, tuyến sữa cũng sẽ tiết sữa ít dần, nhưng một số trường hợp ít gặp tuyến sữa vẫn tiết nhiều gây ra ứ đọng và tắc tia sữa.

    Tại sao tắc tia sữa sau sinh ngày càng phổ biến như vậy?

    Thật đáng lo ngại là tỷ lệ các mẹ bị tắc sữa khi cho con bú ngày càng tăng cao. Một số lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này đó là:

    – Tỷ lệ các mẹ sinh mổ ngày càng tăng cao mà đây lại là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tắc sữa ở mẹ sau khi sinh.

    – Mẹ thường cai sữa cho bé rất sớm hoặc cho bé uống sữa công thức ngay từ những tháng đầu đời.

    – Căng thẳng vì nuôi con, tâm lý chưa sẵn sàng làm mẹ, tác động từ những người xung quanh khiến mẹ luôn trong tình trạng stress nặng.

    Tất nhiên ở mỗi trường hợp lại bao gồm nhiều nguyên do khác nhau và đây không phải là tất cả lý do khiến mẹ bị tắc sữa. Vấn đề này Mabio phân tích cụ thể ở bên dưới, bạn có thể tham khảo Những nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa.

    Dấu hiệu nhận biết tắc sữa sớm ở mẹ sau sinh

    Tắc tia sữa có thể diễn biến từ từ hoặc xảy ra khá đột ngột, song mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng này nhờ vào một số biểu hiện bị tắc tia sữa sau đây:

    – Một buổi sáng thức dậy mẹ bỗng thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, hơi sốt, nhưng dấu hiệu này cũng không chắc chắn rằng mẹ bị tắc sữa.

    dấu hiệu bị tắc tia sữa
    Mệt mỏi, sốt nhẹ là dấu hiệu báo trước mẹ có nguy cơ bị tắc tia sữa

    – Bầu ngực hơi căng và hơi tức một chút, cho con bú thấy sữa ra ít, con bú chưa no đã nhả ti mẹ, nhưng bầu vú vẫn căng, chưa bị xẹp. Đây là dấu hiệu khá rõ rệt giúp mẹ phát hiện mình tắc tia sữa.

    – Khi bị tắc tia sữa ở mức độ trầm trọng hơn, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức ở hai bầu ngực, tắc sữa lúc này gây sốt và có thể đau lan đến nách hoặc tắc sữa có hạch ở nách.

    – Ống dẫn sữa bị bít kín, sữa đông thành các cục nhỏ trong bầu ngực mà mẹ có thể cảm nhận được bằng tay, con bú không còn thấy ra sữa, dùng máy hút hoặc tay nặn cũng cho kết quả tương tự.

    – Cơ thể người mẹ sốt cao, mệt mỏi, đầu vú ửng đỏ, sưng.

    – Nếu không được chữa trị, người mẹ chuyển sang giai đoạn tắc tia sữa có mủ. Ở giai đoạn nặng này mẹ chỉ có thể tiểu phẫu hoặc chọc hút, không thể tự thông được nữa.

    Những nguyên nhân gây tắc tia sữa điển hình

    Theo quan điểm của y học cổ truyền, sữa bị ứ đọng, do can khí uất trệ, vị nhiệt ngưng trệ hoặc nhiễm độc tà là những yếu tố thuận lợi cho tắc tia sữa hình thành, phát triển.

    – Tắc tia sữa do sữa non ứ đọng: Sau sinh cho con bú quá muộn làm sữa non vốn dĩ đã rất đặc đông lại, bít kín đường đi của sữa trưởng thành trong ống dẫn sữa. Hay tình trạng sữa mẹ tiết ra nhiều nhưng mẹ cho con bú ít, thay đổi đột ngột tần suất cho bú cũng sẽ gây ứ đọng, tắc tia sữa.

    Giải pháp: Mẹ hãy cho bé bú càng sớm càng tốt sẽ giúp giải phóng lượng sữa non tránh gây tắc, ứ đọng tại ống sữa

    – Tắc tia sữa do mẹ chưa day đều bầu vú: Sau khi sinh, sữa bắt đầu tiết nhiều hơn khiến ống dẫn của mẹ chưa thích ứng kịp, gây ra hiện tượng tắc nghẽn.

    Giải pháp: Đừng quá lo lắng phải làm gì trong trường hợp này, mẹ chỉ dùng hai bàn tay xoa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn được lưu thông, sữa xuống nhiều hơn.

    – Tắc tia sữa do sữa còn thừa sau khi bé bú hoặc sau hút sữa: Bé mới sinh thường bú ít nên sữa đổ xuống sẽ bị thừa. Sau đó, lượng sữa này tiếp tục rỉ ra ngoài, các yếu tố ngoài môi trường sẽ làm sữa bị ôi, gây mất vệ sinh và làm ứ đọng đường ra của sữa ở đầu vú. Điều này cũng xảy ra khi mẹ dùng máy hút sữa mà chưa hút hết được sữa ra.

    Giải pháp: Mẹ có thể dùng tay bóp nhẹ đầu vú để lượng sữa thừa còn lại được thoát ra ngoài, sau đó vệ sinh đầu vú sạch sẽ.

    – Tắc tia sữa do mẹ thay đổi tần suất cho con bú: Làm cho lượng sữa vẫn tiết ra đều nhưng không được sử dụng, gây tắc ứ đường dẫn sữa.

    Giải pháp trong trường hợp này là mẹ hãy chịu khó cho con bú hơn, hoặc nếu không, mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của máy hút sữa để ổn định lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày.

    – Can khí uất trệ, tức là tinh thần bị căng thẳng, stress khiến cho chức năng vận hóa của Tỳ vị bị ảnh hưởng, sữa bị ứ đọng rồi tắc nghẽn.

    Giải pháp: Cách giải quyết tốt nhất chính là để mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn và chơi đùa cùng con để tâm trạng được tốt hơn.

    – Vị nhiệt ngưng trệ, nghĩa là ăn uống thất thường làm Tỳ vị bị tổn thương, Nhũ lạc mất tuyên thông khiến vú sưng đau.

    – Cơ thể nhiễm độc tà, bao gồm nhiễm lạnh, cơ thể suy nhược gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây tắc tia sữa.

    nguyên nhân bị tắc sữa
    Nhiễm lạnh có thể làm mẹ bị tắc tia sữa

    Biến chứng nguy hiểm tắc tia sữa có thể gây ra cho mẹ

    Nhiều mẹ cho rằng việc tắc sữa không nguy hại gì quá lớn, chỉ là bé phải tìm thêm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ nhưng thực tế tắc tia sữa lại vô cùng nguy hiểm, nhất là với mẹ.

    • Mẹ bị tắc tia sữa có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
      • Viêm tuyến vú: Bầu ngực tiếp tục sưng to và rất đau, sờ bầu ngực thấy có nhiều cục cứng, nặn sữa không ra, đầu vú sưng tấy.
      • Áp xe vú: Gây đau, mưng mủ ở tuyến vú, đau tức dữ dội. Áp xe vú thường xảy ra sau khi người mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên mà không được điều trị.
      • Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Do tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị. Tình trạng này không quá phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp.
    • Đa phần những mẹ bị tắc sữa đều cảm thấy căng tắc, sưng đau vùng ngực, thậm chí là sốt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ, nếu kéo dài me có thể bị suy nhược.
    • Quá trình tiết sữa gặp nhiều ảnh hưởng, mẹ nếu không khắc phục sớm có thể dẫn đến tình trạng mất hẳn sữa.
    • Tắc sữa là nguyên nhân khiến bé không đủ sữa để bú, lúc này mẹ sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, áp lực từ phía người thân. Nếu không cẩn thận mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi mẹ lâm phải tình trạng này.
    • Trẻ không được bú sữa mẹ là một “tội ác” mà vô tình mẹ gây ra. Nếu không được bú sữa mẹ sức đề kháng của con sẽ kém đi rất nhiều, con chậm lớn, kém thông minh, thậm chí một số trường hợp khi bé sử dụng sữa ngoài bị dị ứng, sốc sữa, sặc sữa có thể dẫn đến tử vong.

    Giải pháp phòng tránh tắc tia sữa sau sinh

    Trong nhiều trường hợp, mẹ có thể bị tắc sữa mà không tìm được nguyên nhân. Các biện pháp phòng chống tắc tia sữa sau sinh không mang lại hiệu quả tuyệt đối, nhưng về cơ bản có thể giúp sản phụ giảm được tỉ lệ mắc bệnh đến mức cao nhất.

    Ngược lại, nếu sau khi chữa khỏi mà mẹ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mẹ sẽ rất hay bị tắc tia sữa tái phát. Bởi vậy, những việc mẹ cần làm lúc này là:

    – Cho con bú mẹ ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt tránh tình trạng tắc sữa non. Khi cho bé bú hãy để “da kề da” giúp kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động tốt hơn.

    – Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu chứ đừng bắt con phải bú mẹ theo một khung giờ cứng nhắc. Đây là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện và phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ.

    phòng tránh tắc tia sữa
    Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời tốt cho cả mẹ và con

    – Chú ý đến tư thế bắt núm vú của con để đảm bảo con bú được nhiều sữa nhất và dễ nuốt nhất. Cho bú hết 1 bên ngực rồi mới cho bú sang bên còn lại. Nếu trong một cữ con bú không hết, mẹ dùng máy hút sữa hoặc tay vắt sữa ra bình, bảo quản trong tủ lạnh.

    – Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ trước và sau khi bé ti hoặc dùng máy hút sữa nhất là phần đầu vú.

    – Hãy để bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé tận hưởng đủ chất béo, chất đạm có trong sữa cuối.

    – Tắm dưới nước ấm ở vòi hoa sen, thường xuyên massage bầu vú theo vòng tròn, hướng ra đầu vú để đánh tan các cục sữa đông (nếu có).

    – Ăn uống đủ chất, uống đủ nước và vận động đều đặn.

    – Nói không với Stress sẽ giúp sữa mẹ về ổn định hơn

    Trong tất cả các trường hợp, tắc tia sữa sau sinh không được để quá 1 tuần mà không có biện pháp điều trị. Khi thấy tình trạng này kéo dài quá 3 ngày, đã dùng đủ mọi biện pháp nhưng không cải thiện được, người mẹ cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.

    Nguồn: Mabio.vn

    MẸ BIẾT KHÔNG

    Tắc tia sữa là tình trạng mà có đến 45% các mẹ sau khi sinh gặp phải. Nếu mẹ để ý và có cách cải thiện sớm sẽ không phải chịu đau đớn về sau. Đa phần các trường hợp điều trị tắc tia sữa nặng xong đều rơi vào tình trạng mất sữa.4

    Ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của tắc sữa mẹ hãy tham khảo sử dụng viên uống lợi sữa Mabio. Mabio giúp mẹ thông tuyến sữa, lượng sữa về giúp đẩy các cục ứ đọng bên trong ống dẫn sữa. Sau khi sử dụng Mabio mẹ không chỉ thông tuyến sữa mà sữa còn về nhiều, về đều cho con thỏa thê bú mẹ.

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Chính vì vậy mẹ đừng vội vàng ngắt nguồn dinh dưỡng dạt dào này của con mẹ nhé!

    Mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây: https://mabio.vn/san-pham-vien-uong-loi-sua-mabio/

    Hoặc để lại thông tin bên dưới bài viết, chuyên gia của Mabio sẽ tư vấn miễn phí thêm cho mẹ.

    Error: Contact form not found.

    Tìm kiếm liên quan: tắc tia sữa bà bầu, bà đẻ bị tắc sữa, có mẹ nào bị tắc tia sữa không, tắc tia sữa 1 bên, tắc tuyến sữa, tắc tia sữa đau, tắc tia sữa theo yhct, hiện tượng bị tắc tia sữa, e bị tắc tia sữa, em bị tắc tia sữa,tắc tia sữa là sao, tắc tia sữa ở sản phụ.

      Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

      4 Bình luận

      Để lại bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *