icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Giải mã: Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh? 4 MẸO trị nấc cực hiệu quả

Nấc ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong vòng 3 tháng đầu đời. Khi trẻ bị nấc nhiều có thể khiến mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia đây là một phản xạ hết sức bình thường ở trẻ nhưng các mẹ không nên quá coi thường bởi nếu kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nấc cụt là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nấc ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nấc cụt là biểu hiện của những cơn co thắt từ cơ hoành. Quá trình này lặp đi lặp lại và bị ngắt quãng. Nấc cụt ở người lớn rất dễ khắc phục nhưng đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cần hết sức thận trọng giúp bé mau chóng thoát khỏi cơn nấc.

Hỏi – Đáp: Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc?

Hỏi: Chào bác sĩ, con em mới được hơn 1 tháng tuổi, bé khỏe mạnh, bú tốt. Tuy nhiên, bé rất hay bị nấc cụt. Nhất là khi bé cười đùa với bố mẹ, nhìn con như thế em xót lắm. Nghe mọi người nói là cho bé bú sẽ hết nấc, không biết hiện tượng này là thế nào ạ, có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của con em không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Trẻ em sơ sinh bị nấc thường do hệ thống hô hấp chưa thể điều chỉnh theo ý muốn. Bé có thể bị nấc bất cứ lúc nào như sau khi ăn, khi cười đùa nhiều, khi nóng hoặc lạnh, và có thể nấc khi thay đổi tư thế. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

– Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, vòng thực quản ở dưới thấp bị ngăn cản sự vận chuyển của thức ăn dẫn đến việc bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Thức ăn và axit trong dạ dày bị trào ngược sẽ kích thích tế bào thần kinh làm cho cơ hoành bị rung động, từ đó dẫn đến hiện tượng trẻ em sơ sinh bị nấc cụt.

– Trong quá trình bú các mẹ cho bé bú quá no dẫn đến dạ dày của bé bị giãn ra kích thích cơ hoành co thắt. Lúc này bé sẽ bị các cơn nấc liên tục.

– Trong lúc bú, bé bú quá nhanh khiến lượng không khí đi vào cơ thể tăng lên. Điều này cũng làm cho dạ dày bị giãn nở kích thích cơ hoành co thắt và gây nên hiện tượng nấc.

– Thậm chí nhiệt độ tăng giảm đột ngột khiến cơ thể bé chưa kịp thích ứng khiến bé bị nấc.

– Không khí bị ô nhiễm cũng có thể khiến bé bị nấc, đặc biệt là trong môi trường không khí bẩn khiến bé bị ho, những cơn ho làm cho cơ hoành hoạt động nảy sinh hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng sinh lý bình thường
Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng sinh lý bình thường

Rất nhiều chị em đặt câu hỏi nấc cụt nhiều ở trẻ sơ sinh có sao không? Nấc vốn là phản xạ của hệ thần kinh được hình thành khi con người còn ở trong bụng mẹ. Hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh thường kéo dài trong vài phút. Khi bé khỏe mạnh thì nấc là một phản ứng hết sức bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Trung bình một ngày trẻ có thể bị nấc đến vài lần.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần và kéo dài thì các mẹ nên tìm các để giúp bé giảm đi những cơn nấc. Nếu để nấc quá lâu sẽ khiến bé khó chịu và nôn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp của bé.

Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú?

Thông thường người lớn bị nấc sẽ uống nước để nhanh chóng làm giảm cơn nấc nhưng đối với trẻ sơ sinh nên hạn chế điều này đặc biệt là các mẹ không nên cho con bú khi bị nấc.

Khi trẻ sơ sinh nấc nhiều lần và dồn dập thì các mẹ nên ngưng cho bé bú. Nếu các mẹ cho bé bú khi đang bị nấc sẽ dẫn đến việc bé nôn trớ, ợ sữa, thậm chí có thể gây sặc, điều này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và la khóc. Vì vậy khi trẻ em sơ sinh bị nấc các mẹ nên dừng việc cho con bú, tìm cách khắc phục cho bé.

Mẹ không nên cho con bú khi bị nấc
Mẹ không nên cho con bú khi bị nấc

Trẻ sơ sinh bị nấc: Khi nào cần khám bác sĩ?

Trẻ bị nấc kèm theo những biểu hiện dưới đây mẹ nên cho con đi khám để xem xét và khắc phục một số vấn đề tiêu hóa của bé:

–  Trẻ nấc nhiều và liên tục kèm theo nôn dồn dập mà không thể kìm hãm được.

– Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi trẻ bị nấc kinh niên, ợ hơi ra chất lỏng, trẻ cáu kỉnh, cong lưng vài phút sau khi ăn.

– Trẻ nấc cả khi ngủ hoặc bú cũng cần cho con đi khám.

Một số mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Thông thường cơn nấc cụt của trẻ sẽ biến mất và không gây hại đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu cơn nấc kéo dài quá lâu với mức độ mạnh thì các mẹ nên áp dụng một số cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh dưới đây để khắc phục cho bé:

Mẹo chữa trị nấc cho trẻ sơ sinh
Mẹo chữa trị nấc cho trẻ sơ sinh

– Sử dụng 2 ngón tay bịt vào lỗ tai hoặc hai cánh mũi trong khoảng từ 10-15 lần.

– Vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé

– Thay đổi tư thế bú khoa học cho trẻ

– Chụm bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ dễ dàng ợ hơi.

Nấc cụt ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm nếu các mẹ biết cách khắc phục. Nấc ở trẻ sơ sinh là phản ứng hết sức bình thường nhưng cũng không được chủ quan. Nếu thấy trẻ bị nấc và có những biểu hiện đi kèm thì nên cho con đi khám là yên tâm nhất.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội