Rối loạn tiêu hóa là khi các cơ vòng trong của hệ tiêu hóa có sự co thắt bất thường gây đau bụng, thay đổi vấn đề đại tiện. Phụ nữ sau khi sinh thường bị rối loạn tiêu hóa bởi họ vừa phải trải qua một cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn. Nó khiến cho cơ thể mẹ bị thay đổi từ trong ra ngoài.
Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh hội chứng này trong bài viết sau!
Nguyên nhân phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Một số biểu hiện giúp các mẹ nhận biết mình có đang bị rối loạn tiêu hóa hay không như: đau bụng, khó chịu, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu và vấn đề đại tiện bị thay đổi (như tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ,…).
Đây là một căn bệnh mà phụ nữ sau khi sinh thường gặp phải. Vậy nguyên do là ở đâu?
Thể trạng sau sinh suy yếu rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa
Phụ nữ sau sinh nở, các cơ quan trong cơ thể đều rất yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Chính vì thế mới có chuyện phụ nữ phải kiêng ăn uống trong thời gian ở cữ. Thế nhưng, vẫn có những mẹ do chưa nắm được kiến thức về sức khỏe sau sinh hoặc bị ép ăn nên bổ sung sai cách dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.
Cơ thể “quá tải” chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị mất sức quá nhiều, cơ thể suy yếu nên việc bổ sung chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Thế nhưng không phải cứ bổ sung nhiều dưỡng chất là tốt mà phải biết bổ sung sao cho đúng cách. Không nên ăn quá ít mà cũng không nên “nạp” quá nhiều gây ra tình trạng “quá tải”, thừa chất. Việc thừa chất sẽ vừa làm cho mẹ bị béo phì, mà còn rối loạn hệ tiêu hóa còn yếu sau khi sinh.
Ăn quá no, quá nhiều cũng khiến mẹ sau khi sinh bị rối loạn tiêu hóa
Ăn quá no và quá nhiều sẽ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không quá nhiều mà cũng không quá ít. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no, quá nhiều.
Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất khó tiêu
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất khó tiêu không chỉ không tốt đối với người bình thường mà lại càng nguy hiểm với các mẹ mới sinh. Vừa sinh xong, hệ tiêu hóa rất yếu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ vì có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi sinh.
Error: Contact form not found.
Hấp thu thực phẩm không an toàn sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, và các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất. Vì thế khi ăn phải các loại thực phẩm bẩn này sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh. Các mẹ nên mua các loại thực phẩm sạch tại nơi uy tín hoặc ngâm rửa kỹ chưa khi đun nấu.
Các mẹ sau khi sinh cần phải bổ sung hàm lượng dinh dưỡng rất cao để hồi phục sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, việc ăn uống sau khi sinh không khoa học sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của mẹ. Các bạn cũng không cần quá lo lắng vì vẫn có giải pháp để điều trị nhanh chóng căn bệnh này!
Điều trị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh các mẹ cần nắm
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cải thiện rối loạn tiêu hóa sau khi sinh
Các mẹ có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi sinh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý và đúng cách:
- Các mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh nên ăn các thức ăn có ít dầu mỡ
- Không ăn các thức ăn khó tiêu hóa như gia vị cay nóng, hành tươi, kem, socola, khoai tây nghiền,…
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no hay quá nhiều cùng một lúc sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Phụ nữ vừa sinh xong nên đi lại nhẹ nhàng và tăng thời gian tập luyện thể dục để tốt cho hệ tiêu hóa.
Một số mẹo để chữa rối loạn tiêu hóa sau khi sinh cho chị em phụ nữ
- Cách 1: Bạn có thể đun trà với nguyên liệu là đậu xanh với vỏ quýt tươi để uống, rất hiệu quả trong điều trị chứng nóng hậu môn, phân thối nóng.
- Cách 2: Để kích thích tiêu hóa, thông khí, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa và trị chứng đầy hơi, chướng bụng bằng cách hầm củ cải và thịt lợn nạc trong bữa ăn hàng ngày của mình.
- Cách 3: Kích thích tiêu hóa giảm đau bụng, giải nhiệt bằng dưa hấu. Chú ý là nên ăn khoảng 2, 3 miếng sau bữa ăn tầm 30 phút. Không nên ăn quá nhiều có thể gây tác dụng ngược là làm nóng trong người.
Mẹ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sinh có ảnh hưởng chất lượng sữa cho con?
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi rất cần một nguồn sữa dồi dào từ mẹ để phát triển toàn diện. Đồ ăn thức uống hàng ngày của mẹ khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa cho con. Vì thế, mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm sạch, bổ dưỡng và bổ sung đúng cách để không ảnh hưởng đến sữa của con.
Cách bổ sung của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con nên có nhiều bà mẹ của chúng ta có chung một thắc mắc. Đó là: Nếu mẹ sau sinh đang bị rối loạn tiêu hóa thì có làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con không?
Rối loạn tiêu hóa sau khi sinh thường thì mẹ nào cũng gặp phải, việc đi ngoài là không thể tránh khỏi. Từ đó dẫn đến tình trạng sức khỏe mẹ thêm mệt mỏi, lo lắng, không ăn uống được nhiều, việc hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng sữa sụt giảm. Tạo cho mình cảm giác ngon miệng bằng cách ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng của mình. Mẹ cũng không cần quá lo lắng chỉ cần nghĩ nó là hiện tượng đơn giản, bình thường và hãy thư giãn, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa được cải thiện hơn.
Đồng thời, mẹ nên lựa chọn sản phẩm viên uống lợi sữa Mabio để giúp ăn ngon, ngủ tốt và tăng số lượng, chất lượng sữa cho con. Với cơ chế hoạt động của Mabio là giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào sữa mẹ cho con bú để nuôi con phát triển.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Bài viết trên mong rằng đã giúp các mẹ hiểu được các vấn đề về rối loạn tiêu hóa sau khi sinh như thế nào. Hiểu được nguyên nhân của triệu chứng là cách phòng tránh tốt nhất. Đối với các mẹ đang gặp phải thì nên điều trị để sớm hồi phục và ổn định sức khỏe cho mình. Có sức khỏe tốt mới giúp mẹ chăm con phát triển khỏe mạnh được!
Nguồn: Mabio.vn