icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sữa mẹ bị hôi: Làm sao cho sữa thơm ngon hơn?

Enzyme lipase được cho là nguyên nhân chính khiến sữa mẹ có mùi bất thường. Vậy sữa mẹ bị hôi thì làm sao, liệu nó có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Điều này cũng có nghĩa là bất cứ vấn đề gì xảy ra với sữa mẹ sẽ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng sữa mẹ bị hôi (hay còn gọi là bị hoi) xem nó xuất phát từ nguyên nhân nào, và cách chữa ra sao nhé.

Thế nào là sữa mẹ bị hôi?

Bình thường, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi sánh, mùi thơm ngậy, cảm giác rất ngọt ngào để kích thích vị giác của bé. Tuy nhiên một ngày nào đó mẹ thấy sữa loãng hơn, có mùi xanh xao khác thường, ngửi thấy mùi tanh như cá hoặc mùi lạ như xà phòng thì đó chính là hiện tượng sữa mẹ bị hôi.

sữa mẹ bị hôi
Thỉnh thoảng, sữa mẹ có thể bị hôi

Trong thời gian nuôi con, hầu hết mẹ nào cũng sẽ gặp phải vấn đề này. Tìm hiểu kỹ hơn về nó sẽ giúp mẹ bình tĩnh hơn khi phải xử lý câu hỏi “sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao?” đấy.

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi là gì?

Chúng ta chia thành 2 trường hợp, đó là sữa mẹ bị hôi ngay khi vắt ra và bị hôi sau khi được bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông.

Nguyên nhân làm sữa mẹ bị hôi ngay sau khi vắt ra

– Chế độ ăn uống của mẹ: Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm có mùi hôi, tanh như cá, uống dầu cá, ăn tỏi… thì một phần chúng sẽ đi qua sữa mẹ khiến sữa mẹ bị biến đổi mùi một chút xíu.

– Mẹ sử dụng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung các loại dưỡng chất… đều có thể làm sữa mẹ bị hôi tanh hoặc nhiễm mùi thuốc.

– Mẹ vệ sinh bầu ngực chưa sạch, nhất là vị trí đầu ti: Khi sữa rỉ ra ngoài không được lau đi, nó sẽ bị ôi gây ra mùi khó chịu đồng thời tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Nguyên nhân làm sữa m bị hôi sau khi bảo quản trong tủ lạnh

– Ảnh hưởng của enzyme lipase: Enzyme này có vai trò phá vỡ chất béo trong sữa để trẻ hấp thu dễ hơn. Khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh, lượng enzyme này tăng lên khiến cho sữa có mùi hôi hoặc tanh hơi khó chịu.

sữa mẹ bị hôi phải làm sao
Sữa rã đông dễ có mùi hôi do sự tăng lên của enzyme lipase

– Bảo quản sữa không đúng cách: Chẳng hạn như sử dụng bình bảo quản sữa mẹ hoặc túi trữ sữa không đảm bảo khiến cho sữa bị nhiễm khuẩn, kết quả là sữa biến đổi từ mùi thơm sang hôi tanh.

– Sữa mẹ đã quá hạn sử dụng: Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng chỉ được 4 giờ, bảo quản trong ngăn mát được 2 – 3 ngày, trong tủ đá được 3 – 6 tháng và 6 tháng – 1 năm đối với tủ đông (phụ thuộc vào sự ổn định của nhiệt độ và tần suất mở cửa tủ lạnh).

Sau thời gian này, sữa mẹ hết hạn sử dụng, các thành phần trong sữa biến đổi khiến cho mùi sữa cũng thay đổi theo.

Sữa mẹ bị hôi có nguy hiểm không, có cho con bú được không?

Sữa mẹ bị HÔI con BỎ BÚ hoặc ĐAU BỤNG sau khi bú

Mẹ cần làm gì để SỮA THƠM, NGON, GIÀU DINH DƯỠNG? Đăng ký nghe chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách bảo quản sữa và xử lý khi sữa bị hôi nhé!

Để xác định được sữa mẹ bị hôi có nguy hiểm không, chúng ta phải xuất phát từ nguyên nhân khiến sữa bị hôi.

– Trong hầu hết các trường hợp sữa hôi ngay từ khi vắt ra, mẹ không cần phải lo lắng về chất lượng của sữa. Trừ trường hợp mẹ biết mình đang sử dụng thuốc kháng sinh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có được cho con bú hay không.

– Trường hợp sữa bị hôi sau khi bảo quản trong tủ lạnh: Nếu sữa còn hạn sử dụng, quan sát sữa không thấy vón cục thì mẹ vẫn hâm nóng sữa và cho bé bú bình thường.

Lưu ý: Sữa bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị tách thành 2 lớp, lớp sữa béo đặc nổi lên trên và sữa trong ở phía dưới. Điều này không có nghĩa là sữa bị hỏng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ là hai lớp sữa này sẽ quyện vào nhau.

– Tuyệt đối không cho bé bú sữa đã quá hạn bảo quản trong tủ lạnh. Đối với tủ lạnh 1 cánh hoặc tủ lạnh 2 cánh nhưng tần suất đóng mở cửa thường xuyên, thời gian bảo quản sữa thường không quá 4 tháng.

Phải làm sao khi sữa mẹ bị hôi?

Vậy sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao? Mẹ yên tâm vì nếu như chỉ có mùi hôi mà chất lượng sữa không bị ảnh hưởng, con vẫn tăng cân đều đều thì có nghĩa là mọi thứ vẫn đang rất ổn. Em bé cũng rất ít khi để ý đến chuyện sữa có mùi tanh hay hôi vì bé còn rất nhỏ.

Tuy nhiên nếu mẹ muốn sữa thơm ngon hơn, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:

– Bổ sung 1 ly sữa đặc có đường pha nước ấm trước khi cho con bú: Sữa này vừa bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ, vừa kích thích tạo nhiều sữa, sữa đặc hơn, thơm hơn và ngọt hơn.

sữa mẹ bị hôi thì làm sao
Mẹ đang cho con bú nên uống sữa để bổ sung dinh dưỡng

– Hạn chế các thực phẩm có mùi tanh như cá ra khỏi thực đơn ăn uống.

– Vệ sinh bầu ngực thường xuyên bằng nước ấm.

– Nấu xôi từ gạo nếp, khi xôi chín thì dùng một vài củ hành tím loại nhỏ, cắt lát rồi nấu tiếp trong khoảng 2 phút. Lấy xôi này bọc vào khăn xô mỏng, đắp lên bầu ngực, nếu xôi nóng quá thì bọc thêm nhiều khăn để tránh bị bỏng.

– Đối với sữa trữ đông trong tủ lạnh, mẹ có thể đun nóng đến tầm 70 độ C (khi mà sữa bắt đầu nổi bọt li ti chứ chưa sôi hẳn). Sau khi để nguội bớt thì cho bé bú sẽ giảm được mùi hôi tanh.

– Mẹ nên tham khảo kỹ hơn về cách vắt và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh để đảm bảo giữ được độ thơm ngon cũng như các chất dinh dưỡng có trong sữa.

Một trong các giải pháp khác để giải quyết tình trạng sữa mẹ bị hôi đó là sử dụng viên uống lợi sữa Mabio. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ về nhiều hơn mà còn giúp sữa mẹ thơm hơn, mát hơn và đặc hơn. Trẻ sẽ thích thú với việc bú sữa mẹ hơn rất nhiều. Để được tư vấn thêm, mẹ hãy liên hệ qua số Hotline 0981 661 006 – 0942 008 004 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *