icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sữa mẹ bị nhiều cặn có sao không? Cách giải quyết tình trạng!

Sữa mẹ bị nhiều cặn có sao không? Cách giải quyết tình trạng!

Sữa mẹ bị nhiều cặn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc. Nó không gây nguy hiểm gì cho trẻ, nhưng để cho trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, xinh xắn thì cần phải hiểu biết về hiện tượng đó để khi gặp phải có cách giải quyết tốt nhất! 

Cặn ở sữa mẹ là gì?

Cặn sữa mẹ là khi xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng dễ bong và trôi theo nước hoặc khi trẻ nuốt nước bọt không gây đau, trẻ có thể bú nuốt bình thường. Nguyên nhân sữa bị cặn đó là do khi bé bú lúc ban đầu sữa loãng, càng về sau sữa sẽ càng đặc rồi để lại cặn trong lưỡi của bé.

Cặn sữa mẹ trong miệng của bé có nhiều người lầm tưởng đó là tưa miệng (thường gặp trẻ dưới 2 tháng tuổi do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng gây ra) nhưng không phải, vì tưa miệng có hiện tượng lưỡi đỏ nổi gai, khó bong vết chấm trắng đó.

Tại sao sữa mẹ bị nhiều cặn?

Chưa có một nguyên cứu nào chỉ ra rằng tại sao sữa mẹ bị nhiều cặn. Nhưng có một số chuyên gia cho rằng, nếu như mẹ không chịu bổ sung đủ nước uống hàng ngày cho cơ thể thì sẽ khiến chất lượng sữa bị suy giảm, sữa sẽ quá đặc sánh có thể gây cặn do không được cân bằng. Ngoài, ra, sữa mẹ bị nhiều cặn trong miệng bé còn có thể do bé ngậm sữa khi ngủ.

Sữa mẹ bị nhiều cặn ảnh hưởng như thế nào đến bé?

Sữa mẹ bị nhiều cặn không gây quá nhiều ảnh hưởng cho bé, nhưng cũng không thể xem nhẹ việc thường xuyên cho trẻ bú rồi bị cặn.

Trước tiên, khi sữa bị nhiều cặn là chất lượng sữa cũng bị suy giảm so với sữa không có cặn như bình thường. Điều đó có thể khiến bé khó chịu khi ti.

Ảnh hưởng hơn đó là sữa mẹ bị nhiều cặn làm cho việc đi ngoài của bé gặp khó khăn, giống như bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì nó không đáng ngại, chỉ cần mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ, vệ sinh bầu ngực, nghỉ ngơi hợp lý và vệ sinh khoang miệng cho bé cẩn thận là sẽ không còn tình trạng này nữa.

Error: Contact form not found.

Sữa mẹ bị nhiều cặn có sao không? Cách giải quyết tình trạng!
Sữa mẹ bị nhiều cặn không ảnh hưởng nhiều đến bé

Cách giải quyết khi sữa mẹ bị nhiều cặn

Sữa mẹ cần có sự cân bằng tốt để không bị nhiều cặn

Việc cân bằng tốt cho sữa mẹ là cách tốt nhất để tránh hiện tượng cặn sữa khi bé bú, ngoài ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé, khiến bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn. Vì thế, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm cần thiết có đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó là chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, massage bầu ngực thường xuyên cũng giúp các tuyến sữa được lưu thông.

Mẹ bị nhiều cặn sữa nên bổ sung đủ nước mỗi ngày

Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thường xuyên mệt mỏi dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu không bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé: sữa mẹ không thơm, không cân bằng, có thể quá đặc dẫn đến nhiều cặn.

Ngoài bổ sung nước lọc bình thường, các mẹ có thể bổ sung nước bằng các loại trái cây, thức uống nhiều nước lại tốt cho sức khỏe như: cam, quýt, chuối, kiwi,…

Vệ sinh miệng cho bé sạch sẽ khi bú phải sữa mẹ bị cặn

Khi trẻ bú sữa mẹ bị nhiều cặn sẽ có một lớp phủ màu trắng trên mặt lưỡi với những chấm trắng. Cách giải quyết đơn giản là dùng miếng băng gạc quấn trên đầu ngón tay rồi nhúng vào nước đun sôi để ấm nhẹ nhàng chà xát nhẹ vào khoang miệng của bé. Kết quả là lớp màng trắng đó sẽ dễ dàng trôi đi và làm sạch lưỡi của bé. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi, miệng cho bé.

Sữa mẹ bị nhiều cặn có sao không? Cách giải quyết tình trạng!
Khi con bú có nhiều cặn sữa trong miệng cần vệ sinh sạch sẽ

Chú ý là không đưa ngón tay vào sâu bên trong miệng của trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ, không vệ sinh ngay khi trẻ vừa ăn xong.

Bài viết trên đây mong rằng đã giúp các mẹ hiểu được vì sao trong sữa mẹ bị nhiều cặn, cách giải quyết tình trạng đó như thế nào với mẹ và vệ sinh cho bé sao cho tốt nhất. Có bất cứ thắc mắc nào, các mẹ có thể để lại câu hỏi dưới bình luận bài viết, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp mẹ!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *