icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Tại vì sao sữa mẹ lại bị nóng? Có phải thủ phạm khiến bé chậm lớn?

Sữa mẹ bị nóng là tình trạng được hội chị em bỉm sữa thường xuyên nhắc đến. Tuy nhiên, vì sao sữa mẹ lại bị nóng và liệu nó có phải là nguyên nhân khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân như nhiều người vẫn nghĩ không? Nếu vẫn còn đang mơ hồ về vấn đề này thì hãy cùng Mabio tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Vì sao sữa mẹ bị nóng là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm
Vì sao sữa mẹ bị nóng là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm

Sữa mẹ bị nóng là như thế nào?

Thực tế, không có khái niệm định nghĩa cụ thể sữa mẹ như thế nào thì là mát hay bị nóng. Đây chỉ là quan niệm của chị em khi nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu con phát triển toàn diện, khỏe mạnh, tăng cân ổn định, bụ bẫm, đáng yêu, ít ốm vặt… thì các mẹ cho rằng do sữa mẹ mát nên bé khỏe và ngoan.

Ngược lại, khi thấy con tăng cân chậm, thậm chí không tăng cân trong vài tháng, hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa, có các biểu hiện như: đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày, bụng hay bị sôi và bé hay quấy khóc, ít bú, thậm chí bỏ cữ bú… thì chị em cho rằng do sữa mẹ bị nóng.

Tại sao sữa mẹ lại bị nóng?

Nhiều người vẫn hay nhắc đến tình trạng sữa mẹ bị nóng khi con lười bú hoặc chậm lớn nhưng nguyên nhân vì sao sữa mẹ lại bị nóng thì không phải ai cũng biết. Có rất nhiều nguyên nhân được cho là khiến sữa mẹ bị nóng, ảnh hưởng tới việc cho bé bú như:

Do chế độ ăn uống không hợp lý khiến sữa mẹ bị nóng

Mẹ ăn nhiều các thực phẩm cay nóng, đồ đóng hộp, chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay (tỏi, ớt, hạt tiêu…), ăn ít rau xanh, uống ít nước. Sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cafein… đều ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến sữa mẹ bị nóng.

Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn cay nóng có thể khiến sữa mẹ bị nóng
Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn cay nóng có thể khiến sữa mẹ bị nóng

Sử dụng nhiều thuốc Tây

Thuốc Tây chứa nhiều kháng sinh giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ thì nó sẽ gây một số ảnh hưởng không tốt như bị nhiệt miệng, lở miệng, nóng trong. Phụ nữ sau khi sinh sử dụng thuốc Tây có thể khiến sữa mẹ bị nóng.

Sữa mẹ bị nóng do nóng trong người

Phụ nữ cho con bú thường xuyên phải thức đêm hôm, thiếu ngủ, mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe suy yếu, dẫn đến tình trạng nóng trong người, sữa mẹ từ đó cũng bị nóng theo.

Sữa mẹ bị nóng có phải là nguyên nhân khiến bé chậm lớn?

Nhiều mẹ cho rằng, con chậm lớn, còi cọc, không tăng cân đều là do sữa mẹ bị nóng. Tuy nhiên, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Theo các giáo sư Hội Nhi khoa Việt Nam, việc trẻ tăng cân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, khả năng hấp thu từ cơ thể và tình trạng hệ tiêu hóa của bé….

Đồng thời, nó còn phụ thuộc vào cách cho con bú và thời điểm bú (tốt nhất là sữa cuối có màu trắng đục). Cho bé bú vào lúc này giúp hấp thu dưỡng chất tốt nhất từ sữa mẹ, hỗ trợ bé phát triển tốt hơn. Vì vậy, không thể vì thấy bé chậm lớn, không tăng cân mà “đổ hết” cho sữa mẹ bị nóng.

Sữa mẹ NÓNG ảnh hưởng như thế nào đến con?

Con hay bị rôm sảy, quấy khóc, tiêu hóa kém, còi cọc, chậm lên cân… liệu có phải do sữa nóng? Chuyên gia giải thích như thế nào về điều này? Đăng ký ngay để được nghe giải đáp chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ tại đây nhé!

Nhiều người cho rằng sữa mẹ bị nóng là nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm lớn nhưng thực tế không phải vậy
Nhiều người cho rằng sữa mẹ bị nóng là nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm lớn nhưng thực tế không phải vậy

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Như đã nói ở trên, sữa mẹ bị nóng không phải là nguyên nhân khiến bé chậm lớn nhưng cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình bé bú mẹ. Sữa nóng có thể khiến bé chê, bỏ bú, chất lượng sữa không tốt cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, việc hấp thu dinh dưỡng của bé. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này?

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh việc ăn đầy đủ, đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, các mẹ đang cho con bú cũng nên ưu tiên ăn nhiều những thực phẩm bổ, mát cho sữa mẹ như: rau đay, mồng tơi, đậu đỏ, rau ngót, trái cây bưởi, cam, quýt…

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh khi cho con bú vì nó sẽ khiến sữa mẹ bị nóng. Đặc biệt các loại thuốc dễ tan trong mỡ, dễ đi vào sữa mẹ với nồng độ cao hơn.

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi: Phụ nữ sau khi sinh, cho con bú nên chú ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, thậm chí gây mất sữa, tắc tia sữa.

– Sử dụng thảo dược tăng tiết sữa, tăng chất lượng sữa mẹ. Một trong những sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng đó là viên uống lợi sữa Mabio. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ về nhiều hơn mà còn giúp sữa thơm hơn, mát hơn và đặc hơn. Bé sẽ thích thú với việc bú sữa mẹ hơn rất nhiều.

Sử dụng Mabio giúp tăng chất lượng sữa, cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng
Sử dụng Mabio giúp tăng chất lượng sữa, cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu được lý do vì sao sữa mẹ lại nóng. Tuy đây không phải là “thủ phạm” khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân nhưng sữa mẹ bị nóng do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sữa, khiến bé bú vào cũng bị ảnh hưởng theo. Chị em có thể tham khảo thêm cách: Làm thế nào để sữa mẹ mát hơn, bé hết táo bón.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *