icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sữa mẹ như thế nào là bị hư hỏng, quá hạn? Cho bé bú có sao không?

Sữa mẹ như thế nào là bị hư hỏng, quá hạn? Đây là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm vì trường hợp không thể cho con bú trực tiếp, chị em thường vắt ra để bé bú bình. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản thì sữa rất dễ bị hư hỏng, quá hạn, ảnh hưởng đến chất lượng, độ thơm ngon cũng như dinh dưỡng không được đảm bảo.

Vậy làm sao để nhận biết sữa mẹ như thế nào là bị hư hỏng? Có cách nào giúp bảo quản sữa mẹ tốt nhất không? Cùng Mabio tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Làm sao để nhận biết sữa mẹ như thế nào là bị hỏng, quá hạn?
Làm sao để nhận biết sữa mẹ như thế nào là bị hỏng, quá hạn?

Sữa mẹ như thế nào là bị hư hỏng, quá hạn?

Thông thường, bé bú trực tiếp từ mẹ thì sẽ đảm bảo được hấp thu dinh dưỡng tối đa, lượng sữa thơm ngon, chất lượng không gì sánh bằng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mẹ bận không thể cho bé bú trực tiếp hoặc lượng sữa nhiều, các mẹ vắt ra để trữ đông.

Trong quá trình bảo quản, nếu không đúng cách có thể khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn. Một số dấu hiệu giúp các mẹ dễ dàng nhận biết như:

Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ có mùi hôi

Sữa mẹ nguyên chất tuy không có mùi quá nồng nhưng vẫn có thể thấy mùi thơm, hấp dẫn, dễ chịu. Vì vậy, khi mở bình hoặc túi trữ sữa ngửi thấy mùi hôi, khó chịu, không được thơm dịu thì chắc chắn sữa mẹ đã bị hư hỏng, quá hạn.

Sữa bị nổi váng

Trong sữa mẹ có cả chất béo nên có váng sữa là điều bình thường. Tuy nhiên, chất béo này được hòa tan khi lắc đều, vẫn có thể dùng được. Ngược lại, sau khi bảo quản đem ra sử dụng mà thấy váng sữa nổi lên trên bề mặt, không hòa tan thì rất có thể sữa mẹ đã bị hư hỏng, quá hạn.

Sữa mẹ nổi váng, không thể hòa tan là sữa đã bị hư hỏng, quá hạn
Sữa mẹ nổi váng, không thể hòa tan là sữa đã bị hư hỏng, quá hạn

Sữa mẹ sẽ có vị khác lạ khi bị hư hỏng, quá hạn

Nếu không thể nhận biết được bằng mắt thường hay dùng mũi để ngửi, chị em có thể nhận biết sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn bằng cách nếm thử. Thông thường, sữa mẹ sẽ có vị béo, ngậy, thơm ngon. Nếu nếm thấy có vị khác lạ thì sữa đã bị hỏng.

Sữa mẹ được bảo quản quá lâu cũng sẽ bị hư hỏng, quá hạn

Sữa mẹ bảo quản quá lâu, ngay cả khi không có dấu hiệu bị hư hỏng, quá hạn thì cũng không nên sử dụng tiếp vì lúc này chất lượng sữa đã không còn được đảm bảo, cho bé bú sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Biểu hiện của bé khi bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn

Vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy khi bé không chịu bú từ ngụm đầu tiên, thậm chí quấy khóc khi mẹ cố tình cho bú bình thì rất có thể sữa có vấn đề, bị hư hỏng, quá hạn, khiến bé không thích thú.

MẸ ĐỪNG VÔ TÂM để sữa hỏng, quá hạn GÂY HẠI cho con

Làm thế nào để sữa THƠM NGON, GIÀU DINH DƯỠNG? Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ bí kíp LỢI SỮA cũng như cách bảo quản tốt nhất để sữa không hỏng nhé!

Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn bé sẽ không thích bú
Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn bé sẽ không thích bú

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn

Dù đã rất cẩn thận trong việc bảo quản nhưng chỉ cần một chút sơ ý của mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng, quá hạn nhanh hơn bình thường:

– Sử dụng dụng cụ hút sữa, vắt sữa, túi/bình trữ sữa không đảm bảo vệ sinh có thể khiến sữa mẹ bị hư hỏng ngay từ lúc mới vắt ra. Tùy tiện dùng bình bảo quản sữa mẹ cũng có thể gây nguy hiểm khôn lường.

– Để sữa ở ngay cánh cửa tủ lạnh, việc mở ra mở vào để lấy đồ ăn có thể khiến nhiệt độ bảo quản sữa không được ổn định, vi khuẩn dễ xâm nhập, khiến sữa bị hư hỏng nhanh.

– Bảo quản sữa trong thời gian quá lâu khiến hàm lượng dinh dưỡng, vitamin C, các chất kháng khuẩn và chất béo có trong sữa bị giảm đi đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có thể bị hư hỏng, quá hạn.

– Trữ sữa quá đầy trong bình hoặc túi cũng khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn nhanh hơn vì sữa là chất lỏng, khi đông lại sẽ giãn nở. Nếu đổ đầy quá, sữa rất dễ bị tràn ra trong quá trình lưu trữ và bị hỏng. Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ chỉ nên đổ khoảng ¾ là vừa.

– Dồn chung sữa đã trữ từ hôm trước và sữa vừa mới vắt. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai loại (một loại đang lạnh, một loại ấm nóng) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, khiến sữa mẹ bị hỏng.

– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng hoặc để tự “nguội” ở nhiệt độ phòng. Nhiều mẹ do vội vàng, muốn làm nóng sữa nhanh nên đã cho vào lò vi sóng nhưng cách này không tốt bởi lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa. Hơn nữa, làm nóng quá nhanh có thể khiến một số kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng.

– Một số mẹ không dùng lò vi sóng, chỉ để ra khỏi tủ và nghĩ nhiệt độ phòng sẽ làm sữa bớt lạnh. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, thậm chí khiến sữa bị hỏng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn

Cho bé bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn gây nguy hiểm như thế nào?

Nếu không cẩn thận, cho con bú sữa mẹ bị hỏng, quá hạn có thể gây nguy hiểm nhất định cho bé vì hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn rất yếu, sức đề kháng kém, dẫn đến một số hậu quả như:

– Tiêu chảy: Cho trẻ bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn cũng như người lớn ăn phải thực phẩm đã hết hạn sử dụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Bé có thể bị tiêu chảy ngay sau khi bú sữa hỏng.

– Co thắt dạ dày: Trẻ dùng sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn, vón cục có thể gây co thắt dạ dày, khiến trẻ bị đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, khó chịu và quấy khóc.

– Nôn mửa: Sau khi bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn, trẻ có thể bị đau bụng, đi ngoài, thậm chí nôn mửa ngay lập tức.

– Ngộc độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ bị nhiễm khuẩn, chất lượng không được đảm bảo. Bé bú vào cũng bị nhiễm khuẩn theo, gây tiêu chảy, nôn mửa, nguy hiểm hơn có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Nếu không cẩn thận cho bé bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ gây nguy hiểm nhất định đến bé
Nếu không cẩn thận cho bé bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ gây nguy hiểm nhất định đến bé

Làm sao để bảo quản sữa mẹ không bị hư hỏng, quá hạn?

Sữa mẹ cho con bú trực tiếp vẫn là cách tốt nhất, an toàn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp phải vắt ra để trữ đông thì cần được bảo quản đúng cách, cho con bú càng sớm càng tốt và lưu ý một số điều sau:

– Sử dụng bình hoặc túi trữ sữa đã được khử trùng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

– Khi lấy sữa cho bé sử dụng, không hâm nóng bằng cách đun nóng trực tiếp mà cần bỏ bình hoặc túi trữ sữa ngâm vào nước ấm. 

– Trước khi sử dụng cần kiểm tra xem sữa mẹ có bị hư hỏng, quá hạn không mới cho bé bú.

– Không bảo quản sữa mẹ quá lâu. Lưu ý khoảng thời gian cho phép:

+ Bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 độ C) có thể giữ được: 4-6 giờ.

+ Trong phòng 15 độ C: 24 giờ.

+ Trong phòng 22 độ C: 10 giờ.

+ Trong tủ lạnh thường, ngăn mát 0 đến -4 độ C: 2 – 3 ngày.

+ Trong tủ lạnh thường, ngăn đá dưới -5 độ C: 2 tuần.

+ Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -18 độ C: 3-6 tháng.

+ Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -20 độ C: 6-12 tháng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho chị em, nhận biết được sữa mẹ như thế nào là hư hỏng, quá hạn. Nếu không cẩn thận, cho bé bú phải sữa hỏng sẽ gây nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các mẹ nên đặc biệt chú ý, nếu không thể cho bé bú trực tiếp 100% thì khi trữ sữa phải bảo quản thật tốt nhé!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *