Điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng lo sợ đó chính là tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Mất dáng khi có bầu là một chuyện, việc sau sinh phải hì hục vừa chăm con, vừa tập thể dục để lấy lại vòng eo đã mất lại là chuyện khác. Vì lẽ đó, điều mà mẹ bầu nào cũng quan tâm đó chính là làm sao để có được một thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn thoải mái chỉ vào con mà không vào mẹ.
Vì sao nhiều mẹ bầu bị tăng cân quá mức trong thai kỳ?
Có những lý do rất đỗi CHÍNH ĐÁNG khiến cho nhiều mẹ bầu tăng cân một cách mất kiểm soát. Và dưới đây là những nguyên nhân như thế!
Phải ăn cho hai người
Đây là sai lầm mà rất nhiều mẹ bầu Việt đang gặp phải hiện nay. Các mẹ bầu thường được nghe những câu “ăn cố cho con khỏe”; “ăn cho cả mẹ cả con”… Những tư tưởng nghe có vẻ rất có lý đó lại khiến cho các mẹ tặc lưỡi ăn thả phanh và từ đó dẫn tới tình trạng tăng cân không kiểm soát.
Với mẹ bầu hiện nay, khái niệm ăn NHIỀU nên bị loại bỏ, thay vào đó cần phải ăn ĐỦ CHẤT và KHOA HỌC. Điều này giúp cho thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện và mẹ có được vóc dáng lý tưởng.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Có nhiều mẹ có thói quen ăn đồ ăn vặt từ lúc chưa có bầu và trong suốt thai kỳ vẫn giữ thói quen ấy. Có những mẹ trong suốt thai kỳ thường không ăn uống được nhiều mà thay vào đó là là ăn vặt lung tung. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Những món ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, trà sữa,… thường mang lại cảm giác ngon miệng nhưng hàm lượng dinh dưỡng của chúng không cao cũng như có lượng đường muối không hề tốt cho thai kỳ.
Nếu các mẹ cần một thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ mà lại thích ăn vặt thì có thể bổ sung các loại hạt dinh dưỡng như: óc chó, hạnh nhân, điều, bí…
Nguyên tắc thực đơn cho bà bầu không tăng cân
Thai kỳ của một mẹ bầu được chia ra làm 3 tam cá nguyệt tương ứng với 3 tháng đầu, giữa và cuối. Tại mỗi giai đoạn khác nhau nhu cầu bổ sung dưỡng chất cũng như các loại thực phẩm khác nhau.
Giai đoạn 1 (tam cá nguyệt thứ nhất)
Trong 3 tháng đầu, mẹ vẫn chưa thực sự cần bổ sung quá nhiều năng lượng. Mẹ cần phải lưu ý bổ sung một số loại vi chất cần thiết như: kẽm, sắt, axit folic để đảm bảo cho hệ thần kinh của thai nhi phát triển một cách toàn diện.
Nhóm axit folic có khá nhiều trong nhóm thực phẩm họ nhà cam, chanh. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm bằng những loại viên uống hỗ trợ. Đối với thực đơn cho bà bầu không tăng cân mẹ đừng bỏ qua những loại sữa, ngũ cốc, trái cây, rau xanh thẫm…
>> Xem thêm: Dinh dưỡng và thực đơn cho bà bầu ốm nghén trong 3 tháng đầu
Giai đoạn 2 (tam cá nguyệt thứ 2)
Trong giai đoạn này, thai nhi gần như hình thành đủ các cơ quan và mẹ cũng cần nhiều năng lượng hơn để đảm bảo sức khỏe trong ngày cũng như đảm bảo đủ dinh dưỡng để cung cấp cho bé yêu.
Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như trong tam cá nguyệt thứ nhất đồng thời cần tăng cường thêm những loại thực phẩm có hàm lượng canxi và sắt để bé yêu có thể phát triển xương đầy đủ và an toàn.
Một số loại thực phẩm cần được ưu tiên sử dụng nhiều như: trứng, sữa, thịt… Mẹ không nên ăn quá nhiều tinh bột hay đồ ngọt vì chúng thường gây nên tình trạng tăng cân nhanh và dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Giai đoạn 3 (tam cá nguyệt thứ 3)
Đây là giai đoạn mà thai nhi đã phát triển toàn diện, việc hấp thụ các dưỡng chất tốt và cũng cần tăng về số lượng dinh dưỡng; vì lẽ đó, đây cũng là giai đoạn mà mẹ thường tăng cân nhanh nhất; cần số lượng năng lượng nhiều nhất.
Mẹ có thể ăn nhiều tinh bột hơn nhưng cũng đừng vì cảm thấy ngon miệng mà ăn quá nhiều. Đây là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân rất khó kiểm soát. Trung bình mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn 2 – 3 bát cơm và cùng với đó không quên bổ sung thêm sữa, thịt, rau xanh, trái cây tươi…
>> Xem thêm: 4 TĂNG – 4 GIẢM trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
Một số loại thực phẩm mẹ bầu chớ bỏ qua khi muốn lên thực đơn
Thường thì, bất cứ mẹ bầu nào cũng mong muốn mình có một thực đơn ăn uống khoa học nhất để vào con không vào mẹ. Đặc biệt, việc lên thực đơn cho bà bầu béo phì lại càng khó khăn và khá đau đầu. Mẹ có thể cân nhắc thực đơn dưới đây:
Tinh bột: Trung bình một ngày mẹ có thể ăn khoảng 2 – 3 bát cơm. Nếu mẹ không thích cơm có thể thay bằng những loại thực phẩm khác như khoai lang, khoai mì, ngô, phở…
Chất đạm: Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà… Mẹ nên chia các loại thịt ăn trong tuần để không bị ngán. Mỗi loại có thể ăn lặp lại 2 – 3 lần.
Cá: Đối với thai nhi, cá có tác dụng cung cấp các loại omega-3. Một số loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao như: cá chép, cá hồi, cá thu… thường rất tốt cho mẹ. Tuy nhiên, trong một số loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ nên cân nhắc khi ăn những loại cá này.
Rau xanh: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu, rau xanh chiếm khoảng 50% trong toàn bộ khẩu phần ăn. Mẹ nên tích cực bổ sung đa dạng các loại rau xanh trong đó nên tích cực bổ sung các loại rau đậm màu.
Trái cây tươi: Nhiều mẹ bầu thường không thích ăn hoa quả. Nhưng, trong hoa quả có hàm lượng vitamin cực cao. Mẹ có thể ăn trực tiếp, uống các loại sinh tố… Những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao như: cam, bưởi, bơ, táo…
Nắm được thực đơn cho bà bầu không tăng cân, ăn chỉ vào con không vào mẹ giúp các mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề cân nặng trong suốt thai kỳ. Mẹ hoàn hoàn toàn có thể yên tâm rằng những loại thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày đều dinh dưỡng có có giá trị tuyệt vời cho sức khỏe của bé yêu.
Nguồn: Mabio.com
Xem thêm: