Trẻ sơ sinh 2 hoặc 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ? Đây là câu hỏi được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm vì thời gian này, trừ những lúc tỉnh để bú thì phần lớn thời gian của trẻ vẫn là ngủ. Tuy nhiên, ngủ nhiều quá thì có sao không? Bà mẹ cần lưu ý những gì để chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu? Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?
Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi chỉ thức khi bú hoặc khi đi vệ sinh, thời gian còn lại chủ yếu là ngủ do chưa quen với ánh sáng bên ngoài cũng như theo thói quen nhắm mắt từ trong bụng mẹ.
Thực tế, không có con số chính xác để nhận định trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày vì điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa cũng như thể trạng của bé (ốm đau, quấy khóc, không đủ sữa bú…).
Tuy nhiên, thông thường, trung bình một đứa trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 5 tiếng vào ban ngày và 10 tiếng vào ban đêm. Một số bé có thể ngủ cả đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm.
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá hoặc ít quá có sao không?
Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện cả về trí não, thể chất, nâng cao hệ miễn dịch, giúp bé thoải mái hơn về tinh thần. Vậy đối với trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá hoặc ít quá thì có sao không?
- Xem thêm: Tác hại khi cho trẻ sơ sinh xem tivi
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ nhiều quá, rất ít khi tỉnh để bú hoặc thức để chơi. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân:
– Trẻ có thể đang mắc bệnh lý nào đó, ốm, sốt, cảm lạnh… khiến người trẻ mệt mỏi, ngủ li bì và không muốn thức dậy để bú.
– Mất nước do tiêu chảy cũng khiến trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi mệt mỏi và ngủ nhiều.
– Mắc bệnh viêm màng não cũng là nguyên nhân khiến trẻ bú ít, ngủ nhiều.
Giải pháp:
Cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ quá nhiều tiếng trong ngày kéo dài thì cần đi khám bác sĩ (kể cả do bệnh lý thông thường hay bệnh lý nguy hiểm, liên quan đến giấc ngủ của bé).
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá (tổng thời gian ban ngày không đủ 5 tiếng, ban đêm không đủ 10 tiếng) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân:
– Rối loạn giấc ngủ.
– Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như: kẽm, canxi, magiê… khiến cho giấc ngủ không được sâu.
– Trẻ bú chưa no do mẹ bị thiếu sữa, mất sữa, khiến trẻ quấy khóc liên tục, không chịu ngủ.
– Ngoài ra, trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít quá cũng có thể do các yếu tố khách quan khác như: tã, bỉm ướt chưa được thay, phòng ngủ nhiều ánh sáng, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng khiến bé khó chịu…
Giải pháp:
Chú ý cho bé bú đủ để hấp thu tối đa dưỡng chất. Hơn nữa, được bú no cũng khiến bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần chú ý các yếu tố khách quan như: âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng, làm sao để khiến bé thoải mái nhất để ngủ sâu hơn.
Nếu tình trạng trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi ngủ ít tiếng quá kéo dài thì mẹ cũng cần đưa bé đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi?
Trẻ sơ sinh 2, 3 tháng tuổi thời gian chủ yếu vẫn là ngủ nên mẹ cần lưu ý:
– Tập cho bé thói quen ngủ và ăn theo giờ để nhận thức được ngày và đêm, tránh tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.
– Nên cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, nhiệt độ phòng thích hợp, không gian thoáng đãng, không có mùi khó chịu (mùi hôi, mùi thuốc…)
– Mẹ nên ôm bé khi ngủ, cho bé nằm nghiêng, ôm gối hoặc chăn để không bị giật mình.
– Cho bé bú no trước khi ngủ. Đặc biệt là ban đêm, mẹ cần chủ động cho bé bú. Nếu mẹ đang rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa, không đủ sữa cho bé bú, khiến bé quấy khóc, ngủ ít thì có thể sử dụng viên uống lợi sữa Mabio để tăng chất lượng, số lượng sữa, giúp bé bú no, dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh 2 hoặc 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ. Tuy không cần phải máy móc áp đặt nhưng cần hình thành thói quen để bé ăn, ngủ theo giờ, ngủ đủ giấc và ngủ sâu, hạn chế tình trạng ngày ngủ đêm thức, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như sức khỏe của người mẹ, phải thức đêm nhiều để trông con.
Nguồn: Mabio.vn