Trẻ sơ sinh bị cảm cúm cần xử lý thế nào? Câu hỏi thường gặp đối với các mẹ bỉm sữa, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Nếu không điều trị kịp thời cảm cúm ở trẻ sẽ biến chứng thành những bệnh nguy hiểm. Cùng Mabio tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị cảm cúm.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Mẹ cần theo dõi và nhìn vào những dấu hiệu của trẻ để xử lý kịp thời khi con bị cảm cúm.
Nhận biết trẻ sơ sinh bị cảm cúm thông thường
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm thông thường sẽ có những biểu hiện sau:
– Thân nhiệt cao, đo trên 39 độ C/ 1 ngày và hơn 38,3 độ C/ 3 ngày.
– Biểu hiện của trẻ là mệt mỏi, khó chịu.
– Trẻ bị sốt nhẹ trên dưới 38 độ C.
– Trẻ hắt hơi, chảy nước mũi, ho.
– Khó ngủ.
– Bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc.
Khi nào trẻ sơ sinh bị cảm cần khám bác sĩ?
Đối với những trẻ quá nhỏ, dưới 3 tháng tuổi. Chỉ cần thấy những biểu hiện của cảm sốt thông thường là mẹ nên cho trẻ đi khám vì lúc này hệ miễn dịch của con rất kém, cơ thể vẫn còn yếu ớt, nếu cảm lâu con hay bị biến chứng thành những bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, khi thấy trẻ sơ sinh bị cảm sốt kèm theo những biểu hiện sau cũng cần gặp bác sĩ gấp:
– Khó thở, thở dốc.
– Da xanh, tím tái.
– Trẻ bị mất nước và không bù đủ lượng nước nên tiểu rất ít, nước tiểu màu vàng sẫm.
– Hay bị nôn ói.
– Nước mũi đặc, xanh và hơn 2 tuần không khỏi.
– Ho hơn 1 tuần không khỏi.
– Mắt đỏ, màu vàng.
– Hôn mê.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Cảm cúm là tình trạng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây ra bởi hơn 100 chủng loại virut. Những loại virut gây cảm cúm thường xâm nhập qua đường mũi hoặc miệng. Đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên càng dễ nhiễm bệnh. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm cúm là:
– Tiếp xúc với những người thân mắc bệnh cúm.
– Tiếp xúc với môi trường không khí có chứa virut cảm cúm.
– Tiếp xúc với những trẻ em hoặc đồ vật gây bệnh.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị cảm cúm thông thường sẽ hết trong vòng từ 7 – 10 ngày và cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với những chủng virut đó. Tuy nhiên, đối với những trẻ sơ sinh bị cảm cúm nặng, mãi không khỏi mẹ cần đặc biệt chú ý vì có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm sau:
– Trẻ bị viêm tai giữa: Do chất dịch bị ứ đọng trong khoang tai giữa từ đó vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng viêm tai giữa. Trẻ bị ù tai, đau nhức, quấy khóc, kéo tai, bứt rứt khó chịu.
– Viêm xoang: Do vi khuẩn tích tụ bên trong khoang mũi gây nên. Trẻ có biểu hiện chảy nước mũi màu xanh hơn 10 ngày không hết, mắt nhiều ghèn, đau đầu, sốt cao, ho có đờm…
– Viêm phế quản: Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi trẻ bị cảm. Biểu hiện là trẻ ho có đờm, sốt cao, thở khò khè và thở rít nhiều…
– Viêm phổi: Do vi khuẩn phát triển ở chất nhầy của phổi gây nên. Khi trẻ sơ sinh bị cảm biến chứng sang viêm phổi sẽ có biểu hiện sốt cao trên 5 ngày, khó thở, thở mạnh, ho có đờm, hõm ngực lại…
Những biến chứng kể trên rất nguy hiểm, mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không?
Câu trả lời là có các mẹ nhé. Rất nhiều mẹ hiểu lầm về vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh bị cảm tắm không? Theo các bác sĩ nhi khoa, tắm nước ấm lúc này rất tốt cho cơ thể bé. Tắm sẽ giúp lỗ chân lông khô thoáng, loại bỏ ghét bẩn trên cơ thể trẻ, tránh các bệnh về da và nhiễm trùng. Ngoài ra, hơi nước ấm giúp thông thoáng mũi, bé thở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý khi tắm cho trẻ: Tắm trong phòng kín gió, có thể mở nước ấm trước hoặc dùng máy sưởi để ấm phòng. Tắm không quá 5 phút. Khi rời khỏi nước ấm cần nhanh chóng lau khô người. Hạn chế cho bé ra ngoài trời gió lạnh khi mới tắm xong.
Cách chăm sóc và điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Mẹ có thể làm theo một số cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà khi con bị cảm thông thường như sau:
– Cho con bú nhiều: Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung nước, còn đối với những bé dưới 6 tháng mẹ hãy cho con bú càng nhiều càng tốt.
– Không nên cố gắng cắt cơn ho của bé: Vì ho là phản ứng tốt của cơ thể để tống sạch đờm nhớt ra khỏi họng và mũi.
– Cho con nghỉ ngơi nhiều
– Làm ẩm không khí quanh bé: Khi trẻ sơ sinh bị cảm, con hay bị ngạt mũi, khó thở vì chất nhầy trong mũi. Môi trường không khí ẩm sẽ làm cho dịch nhầy lỏng hơn và bé sẽ dễ thở hơn.
– Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu cho con.
– Mẹ hãy rửa và nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Đối với những mẹ thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh bị cảm uống thuốc không? Câu trả lời là mẹ không được tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Như đã chia sẻ ở trên, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi cảm sốt thông thường hoặc trên 3 tháng tuổi bị cảm sốt kèm theo những biểu hiện nặng thì nên khám bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần làm những việc sau để phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh:
– Không cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm cúm khác.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ bú, ăn uống hoặc thay tã cho con.
– Làm sạch đồ chơi của bé, ti giả…
– Mọi người trong gia đình cần hạn chế hắt hơi gần bé, không nên hôn hít con quá nhiều.
– Trẻ trên 1 tuổi cần chú ý tiêm phòng cúm mỗi năm.
Trên đây là một số phương pháp xử lý khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm. Hy vọng, những kiến thức này sẽ là hành trang giúp mẹ không phải bỡ ngỡ khi chăm sóc bé, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ.
Nguồn: Mabio.vn