icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Làm gì khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt? Giúp mẹ TỪ BỎ  thói quen này ở trẻ

Chào bác sĩ, hiện tượng trẻ sơ sinh hay dụi mắt có sao không ạ? Con em mới được hơn 3 tháng tuổi nhưng bé thường xuyên dụi mắt cả khi ngủ lẫn khi thức. Nhiều khi thấy bé cho cả 2 tay lên chà vào mặt và dụi đỏ mắt lên. Không biết đây có phải là biểu hiện về bệnh ở mắt không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Cảm ơn bác sĩ!

(Thu Hương – Hải Phòng)

Dụi mắt là thói quen phổ biến ở trẻ sơ sinh
Dụi mắt là thói quen phổ biến ở trẻ sơ sinh

Trả lời: Trẻ sơ sinh hay dụi mắt có sao không?

Chào bạn Thu Hương!

Trẻ nhỏ thường có rất nhiều biểu hiện như: Dụi mắt, vặn mình, trớ sữa, khó chịu, chậm chạp mỗi khi buồn ngủ… Đôi khi các chị em mới lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về những biểu hiện hoàn toàn bình thường này. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay dụi mắt cũng không nằm trong ngoại lệ.

Nếu bé dụi mắt mà vẫn bú tốt, ít quấy khóc, tăng cân đều, mắt không đỏ, không ghèn… thì mẹ không cần quá lo lắng. Mà chỉ nên hạn chế dần những thói quen của con thôi. Tuy nhiên, trẻ dụi mắt nhiều kèm theo một số biểu hiện lạ mẹ cần chú ý đưa con đi khám bác sĩ để theo dõi các bệnh về mắt của con.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay dụi mắt thông thường?

Khi thấy trẻ sơ sinh hay lấy tay dụi lên mắt mẹ có thể nghĩ ngay tới các trường hợp sau:

– Trẻ buồn ngủ: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Khi thấy con vừa ngáp vừa dụi mắt nhiều là lúc bé đang muốn được ngủ. Dụi mắt là cách để massage vùng cơ xung quanh mắt, giảm mệt mỏi. Lúc này mẹ nên đặt con xuống và ru hoặc vỗ nhẹ là bé sẽ ngủ liền.

– Trẻ dụi mắt nhiều khi mắt bị khô: Thường thì mắt sẽ được bảo vệ bởi một màng nước mắt. Khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến cho màng mắt bị khô, mỏi và khó chịu. Bản năng dụi mắt của bé là để xoa dịu và kích thích nước mắt, khôi phục độ ẩm.

– Trẻ ngạc nhiên và thích thú với những thứ xung quanh: Nếu mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo, không ngáp mà vẫn dụi mắt có thể là bé đang bị kích thích thị giác. Đây là một trong những thói quen của trẻ nhỏ khi nhìn thấy một vật gì lạ, màu sắc bắt mắt nào đó.

– Trẻ tò mò: Khi khả năng vận động của trẻ phát triển, trẻ thích thú khám phá cơ thể và mọi thứ xung quanh. Trẻ sơ sinh hay dụi mắt cũng là một biểu hiện của sự tò mò, lạ lẫm.

– Có vật gì đó trong mắt: Trường hợp có hạt bụi nhỏ, lông mi vướng vào trong mắt cũng có thể khiến con dụi mắt liên tục. Khi thấy mắt bé màu đỏ và bé khóc mẹ có thể nghĩ ngay tới trường hợp này.

Khi cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ chơi như thú bông, các loại chó mèo sẽ khiến lông của chúng bay vào trong mắt trẻ.

Ngoài ra, vật dụng từ môi trường như quạt, điều hòa dùng lâu ngày không vệ sinh, cũng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay đưa tay dụi lên mắt nhiều.

Trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi nào là bệnh lý?

Mẹ cần chú ý trẻ sơ sinh hay dụi mắt nhiều là biểu hiện bệnh lý
Mẹ cần chú ý trẻ sơ sinh hay dụi mắt nhiều là biểu hiện bệnh lý

Khi thấy trẻ hay đưa tay dụi mắt kèm các biểu hiện như: Mắt đỏ, có nhiều ghèn, bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc và bú kém, bé có thể chà tay lên mặt, lên đầu cho đỡ ngứa hoặc mẹ thấy có mụn nước vỡ ra thì hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay. Đây là những biểu hiện nguy hiểm về bệnh ở mắt trẻ.

Các bệnh phổ biến ở mắt của con có thể là tắc tuyến lệ, viêm kết mạc do nhiễm khuẩn… Cảnh báo, một số mẹ nghe theo những lời truyền miệng dân gian nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữa bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh. Điều này có thể gây ra tác hại vô cùng lớn, bé dễ nhiễm khuẩn, hỏng cả đôi mắt của con.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt

Tuy dụi mắt là biểu hiện bình thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng mẹ cũng cần phải hạn chế vấn đề này. Lý do là vì khi trẻ dụi mắt vô tình làm cho vi khuẩn ở tay con xâm nhập vào mắt. Hoặc móng tay trẻ quá sắc, hạt bụi trong mắt có thể làm tổn thương giác mạc của con… Mẹ nên hạn chế trẻ sơ sinh hay dụi mắt bằng những cách sau:

Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt
Cách khắc phục khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt

– Nếu thấy con dụi mắt và ngáp ngủ thì mẹ nên đáp ứng luôn cho bé. Ôm bé vào lòng và ru cho bé ngủ.

– Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ để hạn chế bị mỏi mắt, khô mắt.

– Nên rửa mặt và xung quanh mắt cho con bằng nước ấm nhẹ hàng ngày. Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ tay cho con, theo dõi và cắt móng tay thường xuyên.

– Nên hạn chế vật nuôi trong nhà như chó, mèo, các loại đồ chơi thú bông…

– Khi trẻ dụi mắt mẹ có thể hướng sự chú ý của con bằng một trò chơi nào đó, nói chuyện cùng bé để quên đi thói quen dụi mắt.

Câu hỏi trẻ sơ sinh hay dụi mắt của bạn Thu Hương cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ có thể hiểu một số thói quen của trẻ và biết cách chăm sóc đôi mắt cho con.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội