icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ sơ sinh bị ho nhiều, ho khò khè, có đờm, sổ mũi phải làm sao?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, 7, 10 ngày tuổi, 2 tuần tuổi dễ bị ho vì lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Sau này, khi đã được 2, 3, 4, 5 tháng tuổi, nếu như cha mẹ không chú ý đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ, nhất là khi thời tiết lạnh giá thì nguy cơ trẻ bị ho nhiều cũng vẫn rất cao.

Trẻ sơ sinh bị ho thực chất là một phản ứng có lợi của cơ thể giúp loại bỏ các chất bài tiết hoặc chất gây kích thích, các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Ho ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc không.

1. Trẻ sơ sinh bị ho do sặc sữa

Ho do sặc sữa phổ biến ở trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi (7, 10 ngày tuổi…) cho đến 1 tháng hoặc vài tháng tuổi, trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sặc sữa càng cao.

Sặc sữa chủ yếu xảy ra khi cha mẹ cho trẻ bú sữa không đúng tư thế, cho trẻ bú khi đang khóc, sữa trong bình hoặc trong vú mẹ chảy quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp.

trẻ sơ sinh bị ho
Ho ở trẻ sơ sinh có thể do sặc sữa

Triệu chứng nhận biết

– Trẻ ho đột ngột khi đang bú hoặc sau bú, ho sặc sụa, người tím tái.

– Sữa có thể trào ra mũi, miệng.

– Trường hợp nặng có thể khiến trẻ ngưng thở.

Trẻ sơ sinh bị ho do sặc sữa phải làm sao?

Ho do sặc sữa mặc dù phổ biến nhưng lại hết sức nguy hiểm. Các biện pháp sơ cứu cần được thực hiện ngay lập tức, nếu không có thể khiến trẻ mất mạng.

Xem thêm: Sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc do nôn trớ

– Vỗ lưng, ấn ngực: Cha mẹ dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng chỗ giữa hai xương bả vai trẻ để tống sữa ra ngoài.

– Trường hợp trẻ vẫn bị tím tái, hãy đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, dùng ngón tay và ngón trỏ đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức khoảng 10 lần. Lưu ý không ấn mạnh quá vì có thể khiến trẻ bị tổn thương.

– Thông đường thở cho trẻ bằng cách hút miệng trước, sau đó hút mũi trẻ để loại bỏ hết sữa ra ngoài.

– Nếu trẻ ngưng thở, cần kết hợp vỗ lưng, ấn ngực, thông đường thở với hà hơi thổi ngạt cho đến khi thấy ngực trẻ phập phồng trở lại, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Biện pháp phòng tránh

– Khi bú, đặt đầu trẻ cao hơn thân mình, nhưng phải đảm bảo cổ và lưng tạo thành một đường thẳng. Quan sát trẻ nuốt được sữa trong khi bú.

– Không ép trẻ bú khi trẻ không muốn hoặc trẻ đang khóc.

– Sau khi cho trẻ bú, bế trẻ nằm sấp trên vai mẹ, đồng thời vỗ nhẹ lưng trẻ cho trẻ ợ hơi.

– Cho trẻ bú mẹ trực tiếp sẽ hạn chế được tình trạng ho do sặc sữa, vì các ống dẫn sữa ở đầu vú mẹ rất nhỏ so với núm vú giả. Nếu sữa mẹ chảy xuống quá mạnh, có thể vắt bớt sữa và đút cho trẻ ăn bằng thìa.

 

2. Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản. Đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường nên khả năng bị viêm rất cao. Những bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa, cảm lạnh, sổ mũi đều là do viêm đường hô hấp trên.

trẻ sơ sinh bị ho
Viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… khiến trẻ sơ sinh bị ho

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho do viêm đường hô hấp trên chủ yếu là virus, vi khuẩn. Thời tiết mùa đông – xuân lạnh, môi trường sống ẩm thấp, chật hẹp, kém vệ sinh là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển.

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi hoặc được 7, 10 ngày tuổi rất dễ bị bệnh. Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng dễ bị virus gây bệnh tấn công.

Triệu chứng nhận biết

– Trẻ bị sốt nhẹ.

– Trẻ sơ sinh ho khò khè, có thể ho có đờm.

– Trẻ bị chảy nước mũi hoặc không.

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm đường hô hấp trên phải làm sao?

Đối với những triệu chứng nhẹ:

– Chỉ cần vệ sinh mũi để thông thoáng đường thở.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

– Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng.

Đối với những triệu chứng nặng, trẻ sơ sinh bị ho nhiều, chảy nhiều nước mũi, sốt cao: Không được tự ý dùng thuốc mà phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Biện pháp phòng tránh

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hơi nóng, khí độc.

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giá lạnh, mùa hè không để điều hòa quá lạnh hoặc cho quạt chiếu thẳng vào mặt trẻ.

– Giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường sống của trẻ.

– Cho trẻ ăn uống, bú mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng.

3. Trẻ sơ sinh bị ho do viêm đường hô hấp dưới

Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Do đó, các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản cấp… thường thấy đều thuộc về bệnh viêm đường hô hấp dưới.

ho ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi cũng là nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh cũng là virus và vi khuẩn. Thời gian dễ xảy ra bệnh nhất là vào mùa đông – xuân. Trẻ sơ sinh bị còi cọc, sức đề kháng yếu có khả năng bị tấn công rất cao. Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, nhiều khói thuốc lá, phấn hoa cũng dễ bị bệnh.

Triệu chứng nhận biết

Bệnh viêm phổi:

– Trẻ sơ sinh bú kém hoặc bỏ bú, bị sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.

– Trẻ ho nhiều, thường là ho nặng tiếng.

– Trẻ thở nhanh, gấp hoặc khó thở, khi thở phải gắng sức rất nhiều.

– Trẻ ngủ li bì.

– Có dấu hiệu nôn trớ, mệt mỏi, thở rít.

Bệnh viêm phế quản:

– Trẻ ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm, hắt hơi, chảy nước mũi rất nhiều.

– Trẻ sốt nhẹ hoặc không, vì sốt không phải là dấu hiệu đặc trưng.

– Trẻ thở khò khè, khó thở, thở hổn hển, ngưng nhịp.

– Mệt mỏi, bỏ bú, hay nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm đường hô hấp dưới phải làm sao?

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới thường rất nghiêm trọng, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng tránh

– Vệ sinh thân thể, đặc biệt là tai mũi họng cho trẻ hàng ngày.

– Không để trẻ hít phải khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm.

– Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh.

– Trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh chân tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

– Vệ sinh môi trường sống không ráo, thông thoáng.

 

4. Trẻ sơ sinh bị ho do trào ngược dạ dày thực quản

Ho ở trẻ sơ sinh do trào ngược dạ dày thực quản có thể là bệnh hoặc không. Trẻ từ vài ngày tuổi đến 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, hay 10 tháng tuổi dễ mắc phải hơn so với những trẻ trên 12 tháng tuổi do cơ quan tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ.

Triệu chứng nhận biết

– Trẻ bị nôn trớ, ho, sặc.

– Thở khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần, giãn phế quản.

– Trẻ dễ mắc các bệnh như viêm xoang, viêm tai.

– Một số triệu chứng khác: Mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh bị ho do trào ngược dạ dày thực quản phải làm sao?

Sơ cứu tương tự như khi trẻ bị sặc sữa. Nếu trẻ có dấu hiệu bị tái phát nhiều lần, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Biện pháp phòng tránh

– Cho trẻ bú mẹ trực tiếp, bú đúng tư thế để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày làm trẻ sặc.

– Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi ăn.

– Tránh quấn tã quá chặt làm tăng áp lực ở ổ bụng.

5. Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh tim mạch

Bệnh tim ở trẻ sở sinh phần lớn là tim bẩm sinh, trong đó nguyên nhân di truyền chiếm đa số.

ho ở trẻ sơ sinh
Ho nhiều, da và móng tím tái có thể do trẻ sơ sinh bị bệnh tim

Triệu chứng nhận biết

– Môi, da, móng tay, móng chân của trẻ tím tái.

– Trẻ hay ho khan, hô hấp khó khăn.

– Trẻ bú xong hay khóc, khó thở.

– Trẻ bú kém, đi tiểu ít hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh tim mạch phải làm sao?

Ngay khi nghi ngờ các triệu chứng ho ở trẻ sơ sinh là do bệnh tim mạch, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.

6. Trẻ sơ sinh bị ho do ô nhiễm môi trường

Môi trường nhiều khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật khiến trẻ bị ho đồng thời làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới.

Cách xử lý tốt nhất là làm trong sạch môi trường sống của trẻ.

Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ giúp mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho. Tốt nhất khi sớm thấy các triệu chứng ho ở trẻ mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tránh những chậm trễ đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con.

 

MẸ LƯU Ý:

Mẹ có đang nuôi con bằng sữa công thức? Mẹ cần biết rằng sữa mẹ không chỉ chứa  nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả. Cho con uống sữa công thức sẽ khiến hệ tiêu hóa, sức đề kháng của bé kém dần đi và tình trạng ho cũng như nhiều bệnh lý khác dễ dàng xâm nhập vào bé hơn. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.

Lợi ích đối với bé:

✅ Tăng cường miễn dịch (trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức).
✅ Giảm nguy cơ của các bệnh tiêu hóa, dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai.
✅ Giảm nguy cơ thừa cân và / hoặc béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
✅ Giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
✅ Bé gái bú mẹ đầy đủ sẽ giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú đến 25%.
✅ Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón và phân không có mùi như của các bé dùng sữa công thức.
✅ Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời.
✅ Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.
✅ Bé được bú mẹ ít nhất 6 tháng có chỉ số IQ tăng 3,8 điểm so với trẻ không bú mẹ.

Lợi ích đối với mẹ:

✅ Giúp mẹ nhanh chóng trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Việc cơ thể tích lũy chất béo trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ chính là để sử dụng trong thời gian cho con bú.
✅ Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai. Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
✅ Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh.
✅ Làm giảm khả năng phát triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường type 2.
✅ Tiết kiệm tiền mua sữa (công thức) cho bé.
✅ Mẹ có thể “tận dụng” thời gian cho con bú để nghỉ ngơi.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

 

Nguồn: Mabio.vn

 

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    2 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *