icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Tiết lộ bí quyết nấu bột ăn dặm cho bé thơm ngon, đủ chất

Tìm hiểu cách nấu bột ăn dặm cho bé sẽ giúp mẹ không còn “bỡ ngỡ” khi đến thời điểm trẻ tập ăn dặm. Đừng lo, Mabio sẽ giúp mẹ làm quen ngay từ bây giờ. Đọc xong mẹ có thể tự nấu cho bé yêu của mình một bữa bột ăn dặm ngon miệng, đủ chất.

Bột ăn dặm ngon miệng, đủ chất giúp bé phát triển tốt hơn
Bột ăn dặm ngon miệng, đủ chất giúp bé phát triển tốt hơn

Thời điểm nào cho bé ăn bột dặm?

Theo các chuyên gia sức khỏe, thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Trước đó nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và cũng là bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Từ 6 tháng trở đi nhu cầu của trẻ tăng lên thì có thể cho bé kết hợp vừa ăn dặm vừa bú sữa mẹ. Mặc dù vậy, chị em cũng không nên quá “cứng nhắc”, nhiều bé đã sẵn sàng ăn dặm từ khi 4 – 5 tháng tuổi thì cũng không nên từ chối bé.

Những dấu hiệu trẻ đã muốn ăn dặm:

– Cổ và đầu của trẻ đã cứng cáp;

– Bé có xu hướng đưa đồ vật vào miệng hoặc nhìn “thèm thuồng” khi thấy người lớn ăn.

– Bé luôn cảm thấy đói và đòi bú mẹ hơn mọi ngày.

Một số quy tắc khi cho bé ăn bột dặm

Khi mới bắt đầu cho bé ăn bột dặm, hẳn mẹ nào cũng sẽ ngỡ ngàng, không biết phải bắt đầu từ đâu? Vậy mẹ chỉ cần nhớ những quy tắc sau:

– Cho bé ăn bột từ loãng tới đặc;

– Ăn từ ít cho đến nhiều, lúc đầu 1 – 2 thìa sau tăng lên;

– Ăn từ bột ngọt đến bột mặn;

– Cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn riêng rẽ trước;

– Trước 12 tháng tuổi không nêm muối, gia vị vào bột ăn dặm của bé;

– Cân đối các nhóm chất trong bột dặm: Đạm, vitamin, chất béo, tinh bột.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bụ hơn sữa mẹ: Cuộc chiến mẹ chồng, nàng dâu

Cách nấu bột ăn dặm cho bé thơm ngon, đủ dưỡng chất

Để tập ăn dặm cho bé, trước tiên mẹ hãy cho con làm quen với bột ngọt trước sau đó mới là bột mặn. Với cách làm này mẹ sẽ không lo hệ tiêu hóa của con bị quá tải và bé cũng sẽ rất hào hứng với bữa ăn của mình.

Nấu bột ăn dặm ngọt cho bé đúng cách

Tập ăn dặm cho bé bằng bột ngọt
Tập ăn dặm cho bé bằng bột ngọt

Cách nấu bột ăn dặm ngọt cho trẻ cũng rất đơn giản. Nguyên liệu: các loại rau củ, trái cây sạch hoặc bột gạo, yến mạch… mềm mịn xay nhuyễn.

– Nấu riêng từng loại rau củ sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn cho bé ăn những ngày đầu. Về sau mẹ có thể trộn chung với bột gạo hay yến mạch.

– Mẹ cũng có thể nấu cháo hạt sau đó xay nhuyễn ra cho bé cũng được.

– Nếu chọn nguyên liệu là bột gạo thì mẹ cần phải khuấy đều với nước lạnh trước, đổ vào nồi nấu lên tới khi gần được thì mới cho phần rau củ quả, trái cây (để giữ được vitamin trong rau).

Cách nấu bột ăn dặm mặn cho trẻ

Sau 2 – 4 tuần cho bé ăn bột ngọt, mẹ có thể chế biến bột mặn cho trẻ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn và cũng giúp con khám phá thêm nhiều khẩu vị mới.

Nguyên tắc nấu bột dặm mặn cho bé là cần có đủ các nhóm dưỡng chất: đạm (thịt, trứng, cá), vitamin (các loại rau, củ, quả), chất béo (bao gồm cả dầu thực vật và mỡ động vật sạch), tinh bột (bột gạo, yến mạch…)

– Thịt  mẹ nên xay nhuyễn và nấu sao cho chín mềm.

– Bột hoặc cháo không quá loãng, không lợn cợn.

– Rau củ lúc đầu xay nhuyễn sau chuyển sang nghiền để bé có thể làm quen dần với thức ăn thô hơn.

Tham khảo một số thực đơn bột ăn dặm cho trẻ

Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ có cách chế biến và liều lượng bột dặm cho các bé khác nhau. Dưới đây là bảng chia thức ăn cho trẻ của viện dinh dưỡng quốc gia, mẹ hãy tham khảo:

Lượng ăn của bé theo từng độ tuổi
Lượng ăn của bé theo từng độ tuổi

Nếu chưa biết phải làm sao cho thực đơn bột ăn dặm của bé ngon và phong phú hơn, mẹ có thể lưu lại những mẫu này:

Thực đơn bột ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Thực đơn bột ăn dặm cho bé 5 - 6 tháng là bột ngọt xay nhuyễn
Thực đơn bột ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng là bột ngọt xay nhuyễn

– Bột bí đỏ nghiền trộn sữa công thức hoặc bột gạo, yến mạch.

– Bột cà rốt nghiền trộn với bột gạo, sữa công thức;

– Bơ nghiền trộn sữa công thức, bột gạo;

– Bột khoai lang trộn sữa công, bột gạo;

– Cải chân vịt với khoai lang nghiền;

– Cháo cà rốt và khoai tây nghiền;

– Chuối nghiền và sữa công thức;

– Cháo khoai sọ, phô mai, cải chân bịt, dầu olive;

– Đu đủ nghiền với sữa công thức hoặc sữa chua;

– Hạt sen nấu với khoai lang nghiền, sữa công thức, phô mai, bí xanh nghiền, dầu óc chó.

– Sinh tố xoài, sữa chua;

– Bột yến mạch, sữa công thức và bơ nghiền;

– 1/4 quả táo nghiền;

– Bơ và chuối nghiền trộn sữa công thức;

– Dâu tây và 2 thìa sữa chua xay nhuyễn;

>>Xem thêm: Ăn sữa chua không hề tốt cho trẻ sơ sinh – Mẹ có biết?

Thực đơn bột ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

Bé 7 - 8 tháng có thể ăn bột mặn
Bé 7 – 8 tháng có thể ăn bột mặn

Giai đoạn này bé bắt đầu chuyển sang bột mặn, vậy mẹ có thể thêm thịt, cá kết hợp với rau, của quả như sau:

– Cháo tim gà, đậu xanh nghiền, rau cải;

– Cháo thịt lợn trắng và cà rốt nghiền;

– Cháo thịt gà, bí đỏ;

– Súp khoai tây, cà rốt và táo;

– Cháo yến mạch nấu rau của nghiền;

Thực đơn bột ăn dặm cho bé từ 8 – 10 tháng tuổi

– Cháo trứng gà khoai lang nghiền;

– Cháo tôm nấu mướp;

– Cháo thịt bò nấu cải thảo;

– Cháo đậu xanh, gạo, thịt heo, cải thìa;

– Cháo thịt gà, đậu hà lan và bí đỏ;

Thực đơn bột ăn dặm cho bé từ 11 – 12 tháng tuổi

Bé 11 - 12 mẹ nên cho bé ăn cháo và rau củ nghiền
Bé 11 – 12 mẹ nên cho bé ăn cháo và rau củ nghiền

– Một số loại bánh ăn dặm tự làm từ bột gạo, trứng, sữa…

– Cháo gà nghiền rau củ;

– Cháo tôm nấu rau cải;

– Cháo chim bồ câu nấu đậu xanh, hạt sen.

Một số lưu ý khi chế biến bột ăn dặm cho bé

Cho trẻ ăn dặm là một quá trình có kế hoạch rõ ràng, không phải bé nào cũng hào hứng ngay từ đầu vì thế mẹ cần phải kiên trì. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau cho bé ăn dặm:

– Nên cho con ăn vào những giờ cố định để hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả. Cứ đến những giờ đó là sẽ phát ra tín hiệu muốn ăn.

– Không nên nóng vội, ép bé ăn, nên cho bé ăn theo nhu cầu và từ ít tới nhiều.

– Không cho bé ăn thức ăn quá nóng ảnh hưởng tới miện và vị giác của trẻ.

– Mẹ vẫn cần phải kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm cho tới ít nhất 24 tháng tuổi. Từ 6 – 9 tháng bé bú sữa mẹ và dặm 2 – 3 bữa/ ngày. Từ 10 – 12 tháng bé mẹ và ăn 3 – 4 bữa/ ngày.

Hy vọng một số kiến thức về vấn đề cho trẻ ăn dặm cũng như thức đơn nấu bột ăn dặm cho bé ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm những bữa ăn ngon miệng, đủ chất cho bé. Chúc mẹ khỏe, bé mau lớn!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội