Hiện nay, mặc dù chất lượng cuộc sống được nâng lên nhưng tỉ lệ mẹ bị thiếu sữa sau sinh lại có xu hướng tăng cao. Một số mẹ vì không kích được sữa nên đành nhắm mắt cho con bú sữa công thức mặc dù biết rằng nó không tốt. Vậy mẹ thiếu sữa phải làm sao để gọi sữa về nhanh nhất? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Thiếu sữa sau sinh là gì?
Thiếu sữa sau khi sinh là hiện tượng vú người mẹ tiết ra rất ít sữa, những người mẹ vừa sinh con mà vú không tiết sữa cho con bú cũng được coi là thiếu sữa.
Cần phân biệt thiếu sữa với mất sữa – hiện tượng người mẹ đang có sữa bình thường nhưng vì một lý do nào đó mà tuyến vú đột ngột dừng tuyến sữa.
Thiếu sữa thông thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không gây đau đớn cho người mẹ nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của em bé. Nếu không chữa trị kịp thời, người mẹ có thể vĩnh viễn không có sữa cho con bú.
Error: Contact form not found.
Mẹ thiếu sữa cho bú phải làm sao?
Với những người mới sinh con lần đầu, khi thấy bản thân có dấu hiệu thiếu sữa, người mẹ sẽ cảm thấy rất hoang mang, lo lắng – sự lo lắng này khiến cho tình trạng thiếu sữa cho con bú trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, tìm hiểu về các bước xử lý khi gặp phải rắc rối này là vô cùng cần thiết. Cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi ít sữa làm thế nào.
Bước 1: Xác định lại một lần nữa để chắc chắc rằng mẹ đang thiếu sữa
Thiếu sữa dễ nhận biết, nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn, đặc biệt với những mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con thì những dấu hiệu dưới đây rất dễ khiến mẹ lầm tưởng rằng mình đang thiếu sữa:
– Ngực nhỏ: Ngực nhỏ là do mô mỡ, còn sữa được tiết ra từ tuyến sữa chứ không phải ở mô mỡ. Ở hầu hết những phụ nữ trưởng thành đều có số lượng tuyến sữa và khả năng tạo sữa như nhau. Suy nghĩ mặc định phụ nữ ngực nhỏ sẽ thiếu sữa cho con bú là hoàn toàn sai lầm.
– Bầu ngực không còn căng tức như hồi mới sinh: Khi mẹ mới sinh em bé, dạ dày của em bé còn nhỏ nên bú được rất ít trong 1 cữ, do đó mà bầu ngực của mẹ thường xuyên bị căng tức. Vài tháng sau, em bé đã lớn, bú mẹ được nhiều hơn, đồng thời tuyến sữa của mẹ cũng đã nhận biết được nhu cầu về sữa để tiết ra một lượng phù hợp khiến bầu ngực không cảm thấy căng tức nữa. Vì vậy, đây không hẳn là dấu hiệu mẹ thiếu sữa đâu nhé!
– Bé bú nhanh hơn và đòi bú mẹ nhiều hơn: Càng lớn, kỹ thuật bú mẹ của bé càng “điêu luyện” khiến thời gian bú mẹ giảm xuống. Cùng với đó, sự lớn lên của cơ thể, dạ dày cũng khiến bé đòi hỏi một lượng sữa mẹ lớn hơn.
– Bé có vẻ tăng cân chậm hơn: Trong tuần đầu tiên, bé thường bị giảm 10% cân nặng. Từ tuần thứ 2 trở đi, bé bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Trong 2 tháng đầu, bé có thể tăng 1 – 1,2 kg/tháng, nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 chỉ tăng 0,6 kg/tháng, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 chỉ tăng 0,3 – 0,4 kg/tháng. Nếu mẹ thấy bé tăng cân chậm hơn thì đó là do sự phát triển tự nhiên của bé chứ không phải vì mẹ bị thiếu sữa sau sinh.
Error: Contact form not found.
Bước 2: Tìm nguyên nhân khiến mẹ thiếu sữa sau sinh
Sau khi chắc chắn rằng mình đang bị thiếu sữa, mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân thiếu sữa cũng là một cách rất hiệu quả. Phải biết được nguyên nhân thì chúng ta mới tìm được biện pháp khắc phục đúng không?
Bước 3: Bình tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Rối trí trong trường hợp này sẽ càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Mẹ cần phải biết rằng thiếu sữa không quá nghiêm trọng, chỉ cần áp dụng đúng phương pháp là mẹ có đủ sữa cho con bú ngay. Nếu chưa có kinh nghiệm, mẹ có thể tìm sự giúp đỡ từ ông bà bố mẹ hai bên hoặc lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ.
Để mẹ có thể hình dung rõ hơn về việc mẹ thiếu sữa cho bé bú phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Dấu hiệu, biểu hiện mẹ thiếu sữa cho con bú
Như đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều biểu hiện khiến mẹ lầm tưởng rằng mình đang bị thiếu sữa, vậy dựa vào đâu để mẹ biết được mình đang thiếu sữa thực sự?
– Bầu ngực mềm, nhão: Trong thời gian cho con bú, bầu ngực người mẹ không nhất thiết phải căng tức, nhưng nó cũng cần có độ nẩy nhất định vì trong mỗi bầu ngực đều có khoang chứa sữa. Nếu mẹ thấy bầu ngực mình mềm nhão, dùng tay vắt ra rất ít sữa thì khả năng cao là mẹ đã bị thiếu sữa cho bé bú rồi đó.
– Bé bú rất nhanh và bụng không căng: Bé bú nhanh hơn mức bình thường có thể do kỹ thuật bú tốt hơn, nhưng nếu bú xong mà bụng bé không căng tức là bé chưa no bụng. Đây là biểu hiện bé thiếu sữa rất dễ nhận biết.
– Bé đi vệ sinh ít hơn bình thường: Sữa đa phần là nước, do đó khi bú mẹ bé đi vệ sinh rất nhiều, số tã ướt trong 1 ngày phải từ 6 chiếc trở lên. Nếu ít hơn số này, hãy xem lại lượng sữa của mẹ.
Nếu mẹ có thể xác định được những dấu hiệu thiếu sữa này càng sớm thì có thể áp dụng cách gọi sữa về để sữa về nhanh chóng và đáp ứng đủ cho con bú.
Error: Contact form not found.
Những nguyên nhân chính khiến mẹ thiếu sữa
Nguyên nhân mẹ thiếu sữa có thể xuất phát từ mẹ hoặc từ con. Trong đó nguyên nhân từ người mẹ mang yếu tố quyết định hơn.
Nguyên nhân thiếu sữa do mẹ
– Mẹ cho bé bú ít, cho bú không đúng tư thế và ngậm bắt núm vú không đúng cách.
Xem thêm: 4 tư thế cho bé bú được bác sĩ Bệnh viện Nhi khuyên dùng
– Ngực của mẹ không có đủ mô tạo sữa (phải đi khám mới phát hiện được).
– Mẹ đã từng phẫu thuật ở ngực, chẳng hạn như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị.
– Tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, cụ thể làm mẹ thiếu sữa cho con bú ngay sau khi sinh.
– Ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức trong thời gian ở cữ hoặc giảm cân sau sinh quá sớm.
– Thuốc kháng sinh dùng với mẹ sinh mổ làm cản trở sự tiết sữa.
– Các bệnh về tuyến vú hoặc bất kỳ bệnh lý nào mà mẹ chưa phát hiện ra. Lúc này, thiếu sữa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác.
Nguyên nhân thiếu sữa do bé
– Bé bú kém hoặc ngủ li bì làm cữ bú giảm đi.
– Bé quen với sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ.
– Bé ngậm bắt núm vú không đúng cách.
Cách chữa trị thiếu sữa hiệu quả nhất hiện nay
Thiếu sữa không phải là bệnh và không cần thiết phải dùng thuốc. Khi thiếu sữa, đừng nghĩ ngay đến việc cho con dùng sữa công thức vì không một loại sữa công thức nào có thể sánh bằng sữa mẹ. Cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời là món quà tuyệt vời nhất mà mỗi người mẹ nên dành cho con của mình.
Vậy mẹ thiếu sữa cho bé bú phải làm sao?
Error: Contact form not found.
Về phía người mẹ
– Cho con bú càng nhiều càng tốt: Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, bé càng bú mẹ nhiều thì hormone prolactin sản xuất ra càng nhiều, kích thích sữa về nhiều hơn. Chú ý đến tư thế bú của con và hoạt động ngậm bắt núm vú.
– Chịu khó vận động, đọc sách, xem tivi hoặc bất hoạt động nào làm mẹ cảm thấy thoải mái để thoát khỏi tâm lý căng thẳng. Đừng lười biếng quá mức ngay cả khi mẹ vẫn đang trong thời gian ở cữ.
– Ăn uống đủ chất, nhất định phải ăn cơm, rau xanh, hoa quả, thịt cá trứng sữa đầy đủ. Nhưng lưu ý chỉ ăn trong khả năng của mình và không cần thiết phải nhồi nhét.
– Sử dụng các sản phẩm lợi sữa có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, các sản phẩm hỗ trợ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà không phải là thuốc. Mẹ có thể tham khảo viên lợi sữa Mabio, đây là sản phẩm hỗ trợ sữa mẹ rất tốt được nhiều người tin dùng.
– Nếu thấy sữa có nổi u cục, chảy dịch hay mủ bất thường kèm theo những triệu chứng bất thường khác về sức khỏe, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Về phía em bé
– Nếu bé ngủ li bì trên 4 tiếng, hãy đánh thức bé để bé bú mẹ.
– Dạy cho bé cách ngậm bắt vú mẹ.
– Hạn chế tối đa việc cho bé dùng sữa công thức. Chỉ dùng khi hoàn cảnh thật sự bắt buộc.
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Từ khóa liên quan: sau sinh ít sữa phải làm sao, me it sua cho con bu phai lam sao, không đủ sữa cho con bú phải làm sao, mẹ thiếu sữa phải làm sao.
Nguồn: Mabio.vn
1 Bình luận