Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh luôn quan trọng và cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ sau khi sinh có được ăn mì tôm không? Cùng theo dõi lời hồi đáp đến từ các chuyên gia sức khỏe Mabio qua bài viết dưới đây nhé!
Hỏi: Sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không?
“Chào các chuyên gia của Mabio. Chẳng là vợ em mới sinh em bé và thèm ăn mì tôm nên cứ bắt em nấu mì tôm cho ăn. Mà em thấy mì tôm làm gì có chất gì đâu ăn còn sợ nổi mụn không tốt cho bà đẻ nên em muốn nhắn hỏi các chuyên gia rằng sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không? Rất mong được các chuyên gia giải đáp sớm ạ. Em chân thành cảm ơn!”
(Hoàng Phương – Thái Bình)
Giải đáp: Phụ nữ sau khi sinh 1 đến 3 tháng có nên ăn mì tôm hay không
Chào bạn Hoàng Phương! Trước hết chúng tôi rất ủng hộ tinh thần chăm sóc vợ của bạn. Sau đó, với câu hỏi sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không chúng tôi sẽ trả lời như sau:
Mì tôm được biết đến là món ăn nhanh rất phổ biến tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á. Trong thành phần của mì tôm hay mì ăn liền chủ yếu là bột mì, chất bột đường, chất béo và protein. Với những thành phần này có lẽ ai cũng cho rằng đã đủ dinh dưỡng với cơ thể.
Tuy nhiên, mì tôm chỉ đáp ứng lượng calo như một bữa ăn phụ và không thể thay thế với bữa ăn chính. Đặc biệt với cơ thể các bà mẹ sau khi sinh phải cần một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ cho cơ thể sau quá trình vượt cạn.
Chưa kể đến, mì tôm thường được đóng gói bao gồm chất bảo quản cùng với nhiều phụ gia khác đi kèm. Chính vì thế mà ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu vợ bạn Hoàng Phương mới sinh em bé được 1 tháng thì không nên ăn mì tôm. Thời gian này vợ bạn cần được chăm sóc đặc biệt về chế độ dinh dưỡng vì cơ thể và sức khỏe yếu vì mới sinh đồng thời phải cho con bú nữa nên hay tham khảo kỹ thực đơn dinh dưỡng cho bà đẻ nhé: Thực đơn 7 ngày lợi sữa cho bà đẻ giúp mẹ sau sinh nhiều sữa
Sau tháng ở cữ, khi đã được gần 3 tháng hoặc ngoài 3 tháng sau khi sinh, lúc này cơ thể mẹ đã dần được ổn định thì có thể nới lỏng chế độ ăn, đặc biệt là những món ăn phải kiêng trong tháng đầu. Và đối với món mì tôm, lúc này, bạn có thể cho vợ ăn từ 1 – 2 gói cho thỏa cơn thèm chứ không nên chiều vợ để vợ ăn nhiều mì tôm sau khi sinh nhé!
Bên cạnh đó, chúng tôi muốn chia sẻ thêm về những tác hại của việc ăn nhiều mì tôm sau khi sinh để bạn Hoàng Phương cũng như quý bạn đọc có thể hiểu rõ được vấn đề này. Cụ thể, nếu ăn nhiều mì tôm, mẹ bỉm sữa có nguy cơ phải đối mặt với những điều sau:
- Mất sữa: Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là lúa mạch nên rất có thể gây ra tình trạng mất sữa nếu ăn mì tôm sau khi sinh không kiểm soát.
- Nóng trong: Ngay cả với những người bình thường hay phụ nữ sau khi sinh ăn mì tôm đều không tránh khỏi tình trạng gây nóng trong mà biểu hiện cụ thể là tình trạng nổi mụn da mặt, thậm chí có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da nhanh hơn.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ăn nhiều mì tôm sau khi sinh cũng không thể loại trừ nguy cơ gây rối loạn hệ tiêu hóa, làm hỏng thận vì trong thành phần của mì tôm chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia không tốt.
- Loãng xương: Mặc dù không phổ biến nhưng với những thành phần trong mì tôm thì không thể tránh được nguy cơ bị loãng xương.
Chính vì những tác hại không tốt này nên bạn Hoàng Phương và nhiều mẹ bỉm sữa khác nếu đọc được bài viết này cần hạn chế tối đa việc ăn mì tôm sau khi sinh nhé!
MẸ LƯU Ý:
Mì tôm là 1 món ăn tiện lợi nhưng không tốt cho các mẹ sau sinh với những hệ lụy nhất định cho cả quá trình tiết sữa cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Tự thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống sau sinh là cách rất tốt để bổ sung dinh dưỡng, giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi các tổn thương cho sản phụ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì cơ chế hấp thu, chuyển hóa kém nên dù ăn nhiều, sản phụ vẫn không đạt được lượng sữa như mong muốn. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ít sữa hay sữa loãng, nóng đừng bỏ qua bí quyết giúp mẹ nhiều sữa mà không cần phải nhồi nhét ăn những món ăn phát ngán như chân giò, chân dê,…
Bản chất của việc tiết sữa không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.