Sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần, 6 tuần, 2 tháng, 3, 4… 6, 7, 8 tháng đều có sự thay đổi rõ rệt. Vậy thì sau 6 tháng hoặc 1, 2 năm sữa mẹ còn dưỡng chất tốt và phù hợp với em bé nữa không? Khi nào sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ? Chúng ta hãy cùng Mabio tìm hiểu nhé!
Sữa mẹ sau 1 tuần sinh con
Sữa mẹ trong vòng khoảng 3 – 5 ngày đầu sinh con được gọi là sữa non. Trong ngày đầu tiên, sữa non đặc quánh, màu vàng đậm, sau đó loãng và nhạt màu dần ở những ngày về sau.
Sữa non chứa ít chất béo, lactose và vitamin tan trong nước, nhưng lại rất giàu protein, vitamin tan trong chất béo và đặc biệt là các tế bào miễn dịch. Các thành phần này phù hợp hoàn toàn với cơ thể non nớt của em bé, giúp em bé có sức đề kháng chống lại những bệnh tật đầu đời.
Không một nguồn dinh dưỡng nào (kể cả những sản phẩm sữa non được quảng cáo là mô phỏng lại sữa non của mẹ) có thể thay thế được nguồn sữa non quý giá này. Vì vậy, tất cả các bà mẹ đều được khuyến khích thực hiện tiếp xúc da kề da và cho con bú sớm nhất sau khi sinh con.
Sau 5 ngày đầu tiên, sữa mẹ bước sang giai đoạn chuyển tiếp để trở thành sữa trưởng thành. Ban đầu, lượng sữa này thường rất nhiều do tuyến sữa chưa nhận biết được nhu cầu của em bé. Do đó bà mẹ có thể thường xuyên thấy ngực căng tức, sữa rỉ ra ướt áo.
Giải pháp lúc này là cho bé bú bất cứ lúc nào theo nhu cầu của con. Lượng sữa thừa trong bầu ngực bé chưa bú hết, bà mẹ có thể vắt ra để trữ đông, sau này cho con dùng dần. Không nên để bầu ngực bị căng tức thường xuyên vì nó sẽ dễ dẫn đến tắc sữa.
Sữa mẹ sau 6 tuần sinh con
Sữa mẹ sau 6 tuần sinh con đã trở thành sữa trưởng thành thật sự. Lúc này, hầu hết các bà mẹ đều đã hết sản dịch, sức khỏe dần hồi phục nên lượng sữa sẽ về nhiều và ổn định hơn so với trước đó.
Sữa trưởng thành có màu trắng đục, loãng hơn so với sữa non nhưng nhìn chung vẫn ở dạng sánh. Trong sữa trưởng thành chứa nhiều protein, chất béo, carbohydrate, chất kích thích miễn dịch, vitamin và khoáng chất, men và hormone đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của em bé.
Nếu để ý quan sát, bà mẹ sẽ thấy sữa trưởng thành ở đầu cữ có màu trong và loãng do chứa nhiều nước để giải tỏa cơn khát cho em bé. Càng về cuối cữ, sữa mẹ càng đặc sánh, giàu chất béo và dinh dưỡng cho con. Vì vậy khi cho con bú, mẹ nhớ để con bú cạn một bầu ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại nhé!
Sữa mẹ ở tháng thứ 2, 3, 4, 5 sau sinh
Sữa mẹ ở tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 5 sau khi sinh con vẫn là sữa trưởng thành với thành phần không thay đổi nhiều so với trước đó. Tuy nhiên, con càng lớn thì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ càng giảm.
Một điều thay đổi nữa của sữa mẹ sau 2, 3, 4 hoặc 5 tháng sinh con là lúc này, lượng sữa rất dồi dào. Bản chất của sữa mẹ là sản xuất theo nhu cầu, bé càng lớn sẽ càng bú mẹ nhiều hơn, và đó là lý do khiến tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn.
Sữa mẹ ở tháng thứ 6, 7, 8, 9, 10 sau khi sinh con có còn tốt không?
Khi trẻ đạt 180 ngày tuổi, tức tròn 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng vọt để có thể thích ứng với quá trình phát triển mạnh mẽ cả về trí não và thể chất. Khi ấy, chúng ta bắt đầu cho trẻ ăn thêm những thức ăn không phải là sữa mẹ, đó chính là ăn dặm.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu sữa mẹ sau 6 tháng còn dưỡng chất tốt không?
Câu trả lời là CÓ. Sữa mẹ lúc này vẫn chứa nhiều dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho em bé, nhưng không đáp ứng đủ được hết các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Nếu chỉ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn giống như 6 tháng trước đó, trẻ sẽ chậm tăng cân.
Do đó, cách giải quyết là cho trẻ ăn dặm kết hợp với bú mẹ xen kẽ. Việc này kéo dài từ khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi đến khi được 24 tháng hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên, sữa mẹ sau 6 tháng thường gặp một rắc rối phổ biến, đó là lượng sữa bắt đầu ít dần đi. Nguyên nhân xuất phát từ việc bà mẹ phải đi làm, thời gian cho con bú ít đi, hoặc một số mẹ khác chỉ tập trung vào ăn dặm mà cho con bú ít dần, khiến lượng sữa cũng giảm dần theo.
Error: Contact form not found.
Sữa mẹ trên 12, 13.., 18 tháng có còn phù hợp với em bé không?
Khi được từ 1 năm tuổi trở lên, trẻ đã có thể ăn dặm được cháo đặc, bột đặc cùng nhiều món ăn dặm khác như hoa quả, sữa chua… Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Sữa mẹ trên 12, 13 hay 18 tháng tuổi vẫn chứa những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho em bé như protein, chất béo, vitamin và kháng thể, không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước đó. Ngoài việc bú mẹ xen kẽ, cần cho trẻ ăn dặm, nhưng không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa mẹ ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
Sữa mẹ sau 2 năm tuổi thay đổi như thế nào?
Các bà mẹ được khuyên rằng nên đợi đến khi trẻ tròn 2 năm tuổi mới bắt đầu thực hiện việc cai sữa. Vậy nguyên nhân có phải là do sữa mẹ sau 2 năm tuổi không còn chất dinh dưỡng nữa hay không?
Câu trả lời là KHÔNG. Sữa mẹ lúc nào cũng chứa những dòng dinh dưỡng quý giá đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc cai sữa cho trẻ sau khi tròn 24 tháng tuổi không phải vì sữa mẹ hết chất, mà là do để thuận lợi hơn cho những công việc của người mẹ. Chúng ta hoàn toàn vẫn có thể cho con bú sau 24 tháng tuổi nếu điều kiện của bà mẹ cho phép điều đó.
Xem thêm: Khi nào nên cai sữa cho con?
Kết luận
Như vậy, sữa mẹ từ khi mới sinh con cho đến khi con được 24 tháng tuổi luôn luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của em bé qua từng giai đoạn. Hiểu đúng và đủ về sữa mẹ sẽ giúp chúng ta sử dụng nguồn dinh dưỡng này để nuôi con một cách hoàn hảo nhất.
Sữa mẹ dù là tiết ra vào thời điểm nào cũng là thực phẩm tuyệt hảo dành cho trẻ. Sữa mẹ sau 6, 12 hay 24 tháng cũng không bao giờ là hết dưỡng chất. Tuy nhiên để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, chúng ta cần cho trẻ ăn dặm khi con được tròn 6 tháng tuổi.
Nếu bà mẹ có thắc mắc nào về sữa mẹ, đừng ngại để lại câu hỏi ngay phía dưới bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!
MẸ LƯU Ý:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.