Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Áp xe vú có nguy hiểm không và làm thế nào để mẹ không bị áp xe vú? Hãy cùng Mabio đi tìm câu trả lời nhé.
Áp xe vú là một bệnh gặp nhiều ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đang cho con bú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe vú, nhưng phổ biến nhất là viêm tắc sữa. Trên thực tế số trường hợp này không quá phổ biến, nhưng đã để đến giai đoạn này thì người mẹ sẽ phải chịu nhiều đau đớn cùng những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác.
Viêm tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe vú?
Tắc tia sữa được chia thành nhiều cấp độ với những triệu chứng, biểu hiện nặng dần.
– Cấp độ tắc tia sữa đơn thuần: Xảy ra sau khi mẹ bị tắc sữa 1 – 2 ngày, bầu ngực bắt đầu cứng, sưng lên, sữa tắc không ra được.
– Cấp độ tắc sữa nặng hơn: Xảy ra khi mẹ bị tắc sữa 3 – 4 ngày. Bầu ngực vẫn sưng, rắn, xuất hiện các cục sữa đông trong bầu ngực, người mẹ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi.
– Cấp độ viêm tắc sữa: Xảy ra khi mẹ tắc sữa 5 – 6 ngày. Các triệu chứng không dừng lại ở tắc sữa mà đã chuyển sang viêm tắc tia sữa với triệu chứng sốt cao, mất ngủ, đau đầu. Vú bị viêm sưng to, xuất hiện hạch ở nách hoặc phù nề cổ. Người mẹ có cảm giác đau nhức tận sâu trong tuyến vú, cử động cánh tay cũng rất đau.
– Cấp độ tắc tia sữa áp xe: Xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên, tức là sau giai đoạn viêm tắc tia sữa từ 2 – 3 ngày. Lúc này, ở ú đã hình thành những túi mủ do các mô bị hoại tử. Ở một bên bầu ngực có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe nằm rải rác hay tập trung ở cùng 1 thùy của tuyến vú. Tất cả các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể, sốt cao, rét run, rùng mình, mất nước đều trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy, tắc tia sữa dẫn đến áp xe sẽ tiến triển từ từ ngay từ khi mẹ mới bị tắc sữa và thực sự xảy ra khi mẹ bị tắc sữa 1 tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài mà tình trạng này có thể xảy ra sớm hơn.
Áp xe vú nguy hiểm như thế nào? Xử lý ra sao?
Chia sẻ về cảm giác khi bị áp xe tắc tia sữa, nếu ai chưa từng trải qua rất khó mà cảm nhận hết được. Nhiều mẹ chia sẻ rằng nó đau buốt như bị hàng ngàn cái kim chích cùng 1 lúc, nhiều mẹ thì cho rằng đau đến mức chỉ thở thôi cũng thấy đau, thậm chí nếu trời có sập xuống cũng không còn sức lực mà tháo chạy. Nói vậy để thấy những cơn đau do tắc sữa áp xe khủng khiếp đến mức nào.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, áp xe vú còn có thể tiếp tục tiến triển gây ra biến chứng bao gồm viêm xơ tuyến vú mãn tính, viêm tấy tuyến vú và hoại thư vú.
Trong hầu hết các trường hợp, tắc tia sữa dẫn đến áp xe đều phải chích rạch, tháo mủ để ngăn chặn nguy cơ hoại tử vú.
Phòng chống áp xe vú do viêm tắc sữa
Tắc tia sữa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp xe vú, do đó cách phòng chống tốt nhất là đừng để mình bị tắc tia sữa, hoặc nếu bị tắc sữa thì phải chữa ngay để tránh bị áp xe vú. Để làm được điều này, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
– Luôn vệ sinh đầu vú sạch sẽ.
– Tích cực cho con bú, khi con bú không hết phải hút hoặc vắt hết sữa thừa ra ngoài.
– Cho con ngậm bắt núm vú đúng cách để tránh làm tổn thương đầu vú.
– Thường xuyên massage bầu ngực để khơi thông tuyến sữa và kịp thời đánh tan các cục sữa đông (nếu có).
Thật đáng tiếc là thói quen ngại cho con bú của nhiều mẹ hiện nay đang khiến cho tỉ lệ bị tắc tia sữa áp xe gây áp xe ngày càng tăng lên. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con mà còn tác động rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống của người mẹ.
Mabio mong rằng sau bài viết này, mẹ đã có những kiến thức nhất định về tắc tia sữa áp xe và bước đầu hình dung được việc cần làm để bảo vệ cả mẹ và con.
Nguồn: Mabio.vn
LỜI KHUYÊN CHO MẸ:
Đa phần các mẹ khi từng bị tắc sữa đều rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa sau khi chữa trị tắc sữa xong. Để lấy lại nguồn sữa mẹ dạt dào mẹ đừng ngần ngại sử dụng các sản phẩm lợi sữa với nguồn gốc thảo dược. Viên uống lợi sữa Mabio là một gợi ý cho mẹ.
- Mabio giúp tăng chất lượng sữa mẹ: sữa mẹ sẽ về dạt dào, thơm, mát, đặc sánh hơn.
- Tăng số lượng sữa: Sữa về nhiều làm thông tuyến sữa sẽ hạn chế tối đa tình trạng tắc sữa trở lại.
Có thể mẹ chưa biết
Sữa mẹ chỉ có thể tiết ra nhiều hơn khi hàm lượng hoocmon Prolactin (hooc môn sản xuất sữa) trong cơ thể tăng lên và chất lượng sữa tăng lên chỉ khi cơ thể mẹ chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.
➡ Nếu mẹ không thể ăn ngon, ngủ ngon, càng lo lắng vì không có sữa cho con. Hàm lượng Prolactin trong cơ thể càng giảm.
➡ Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ hoặc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa thì có ăn bao nhiêu chất lượng sữa mẹ cũng không được cải thiện.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
2 Bình luận