icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn có nhiều dấu hiệu nhận biết mẹ không nên bỏ qua

Tất tần tật tình trạng trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn mẹ cần biết

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn là hiện tượng khá phổ biến, rất dễ gặp ở đối tượng này. Vậy, vì sao trẻ sinh non lại dễ bị nhiễm khuẩn, có hướng chăm sóc đặc biệt nào cho các con hay không? Cùng Mabio tham khảo ngay bài viết sau để bỏ túi một vài kinh nghiệm mẹ nhé.

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn là như thế nào?

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn là hiện tượng một đứa trẻ sơ sinh đã bị sinh non (sinh trước 37 tuần) lại còn gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn (tính từ lúc sinh cho tới trước 28 ngày).

Trẻ sinh non được coi là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt do hệ thống miễn dịch của con chưa hoàn thiện, mới sinh ra đã phải cần nhiều thủ thuật xâm lấn vào cơ thể.

Một số dấu hiệu trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn có nhiều dấu hiệu nhận biết mẹ không nên bỏ qua
Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn có nhiều dấu hiệu nhận biết mẹ không nên bỏ qua

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn có nhiều triệu chứng khác nhau. Vì còn quá nhỏ, đa phần các con sẽ quấy khóc, bú kém thậm chí bỏ bú. Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi thêm nếu thấy con có những dấu hiệu sau:

– Trẻ ngủ nhiều hơn hoặc quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.

– Trẻ thở nhanh hơn, nhịp thở bị rối loạn (lúc thở nhanh, lúc thở chậm, ngưng thở…)

– Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt

– Bú kém, bỏ bú

– Da môi nhợt nhạt

– Ỉa chảy, nôn mửa…

Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện như trên, mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn, trong đó có những yếu tố chính như sau

Thứ nhất, yếu tố cơ địa của trẻ

Đối với trẻ sinh non thiếu tháng thì đây là yếu tố phổ biến nhất. Trẻ càng sinh non ít tháng, trọng lượng cơ thể nhẹ thì càng dễ bị nhiễm khuẩn. Tỉ lệ cụ thể như sau:

  • 501 gam – 750 gam (26%)
  • 751 gam – 1.000 gam (22%)
  • 1.001 gam – 1.250 gam (15%)
  • 1.251 gam – 1.500 gam (8%)

Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khác như: Trẻ bị ngạt khí khi sinh, trẻ bị bệnh nặng, trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Trẻ càng sinh ít tháng thì càng dễ bị nhiễm khuẩn
Trẻ càng sinh ít tháng thì càng dễ bị nhiễm khuẩn

Thứ 2, yếu tố liên quan đến việc điều trị

Trong quá trình điều trị một số bệnh lý việc sử dụng thuốc kháng sinh hay các phương pháp điều trị khác cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn.

– Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây nên tình trạng kháng thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu kéo dài quá lâu có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

– Thuốc ức chế thụ thể H2: tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, giảm độ pH dạ dày, gia tăng sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

– Truyền máu, thay máu, nằm viện quá lâu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn.

Thứ 3, yếu tố liên quan đến xâm lấn

– Đặt nội khí quản khi thở máy, đặc biệt liên quan đến những trẻ bị bệnh viêm phổi.

– Một số thủ thuật: đặt ống thông tiểu, phẫu thuật…

– Dụng cụ đặt trong lòng mạch ở trẻ bị nhiễm khuẩn huyết. 

Thứ 4, yếu tố môi trường

Một nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là yếu tố môi trường (không khí, đồ ăn của bé, buồng bệnh); con người (nhân viên y tế, bệnh nhi khác, người thăm trẻ,…)

Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm khuẩn, chính vì thế việc chăm sóc trẻ hàng ngày cần phải dành được sự quan tâm đặc biệt. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé được tốt hơn.

Tích cực cho trẻ bú

Theo khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, nếu có thể hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để kháng kháng thể có trong sữa mẹ có thể chống lại virus.

Mẹ nên tích tích cực cho trẻ bú để tăng cường sức đề kháng
Mẹ nên tích tích cực cho trẻ bú để tăng cường sức đề kháng

Vệ sinh và tắm đúng cách cho trẻ

Trẻ sinh non cần được chăm sóc các bộ phận nhạy cảm như da, mắt, rốn. Đây là những bộ phận nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn.

Giữ thân nhiệt cho bé ổn định: Trẻ sinh non thường khá yếu và non nớt, do đó mẹ cần quan tâm chặt chẽ tới thân nhiệt của trẻ. Giữ nhiệt độ phòng ổn định, điều chỉnh quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết.

Xem thêm:

Trẻ sinh non bị nhiễm khuẩn là điều không có bất cứ bậc làm cha mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, với trẻ sinh non sức đề kháng của trẻ yếu nên khá dễ gặp phải hiện tượng này. Chẳng may nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội