Một cụm từ khiến các mẹ sau vô cùng sợ hãi chính là “áp xe vú”. Vậy, áp xe vú là gì, áp xe vú gây nên tình trạng gì? Nó có nguy hiểm không? Cùng Mabio tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Theo thống kê, có khoảng từ 10 – 30% các mẹ sau sinh gặp phải tình trạng áp xe vú. Đây là con số khá cao, gây nên nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của các mẹ sau sinh. Không chỉ vậy, nếu không có hướng điều trị kịp thời, nó có thể gây ảnh hưởng tới cả tính mạng.
Áp xe vú là gì?
Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng, nóng, đỏ và tích mủ tại bầu ngực. Đây là kết quả của tình trạng viêm tuyến vú không được điều trị kịp thời.
Áp xe vú được đánh giá là một loại nhiễm trùng nguy hiểm, do vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu, trực khuẩn, các vi khuẩn kị khí…
Vi khuẩn từ phía ngoài da hoặc cũng có thể từ miệng của bé sẽ xâm nhập vào tuyến vú và ống dẫn sữa thông qua các xây xát tại quầng hoặc núm vú. Bất cứ ai cũng có thể bị áp xe vú, nhưng, phụ nữ sau sinh là đối tượng phổ biến hơn cả vì lúc này tuyến vú hoạt động nhiều nhất để nuôi con nhỏ.
7 Dấu hiệu áp xe vú
Khi nhắc tới dấu hiệu hay triệu chứng của áp xe vú, 2 giai đoạn rõ ràng được phân chia để các mẹ có thể xác định tình trạng thực tế của mình.
– Giai đoạn viêm tuyến vú có những dấu hiệu khởi phát và chưa thực sự nghiêm trọng.
– Giai đoạn hình thành áp xe các triệu chứng nghiêm trọng hơn, đau nhức, khó chịu; chất lượng và số lượng sữa bị ảnh hưởng.
1. Đau nhức bên trong tuyến vú
Đau nhức là dấu hiệu đầu tiên tình trạng áp xe vú gây nên. Khi bên trong nang vú có các mô bị viêm chứa dịch thì tình trạng đau sẽ xuất hiện. Đặc biệt, khi dùng tay day, ấn vào vùng ngực bị áp xe thì tình trạng đau sẽ có xu hướng tăng lên.
Cảm giác đau này sẽ có xu hướng ngày tăng lên. Ban đầu chỉ ở vị trí ngực nhưng sau đó có thể lan lên nách, cánh tay.
2. Vú sưng và căng
Sau sinh, lượng sữa tích trong tuyến vú mẹ sẽ cảm thấy ngực căng hơn so với bình thường. Nhưng, khi bị áp xe vú thì tình trạng này còn có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ngực quá to, sưng khiến phần trên của mẹ có xu hướng nặng nề, khó chịu.
3. Xuất hiện cục bên trong vú
Triệu chứng điển hình của áp xe vú chính là nổi cục bên trong ngực. Dùng tay sờ nắn ngực có thể nhận thấy có một hoặc nhiều cục cứng ở bên trong ngực. Ấn vào ngực sẽ vô cùng đau nhức.
4. Đau khi cho con bú
Khi bị viêm tuyến vú hay áp xe, mỗi khi cho con bú các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức. Tốt nhất, mẹ nên dừng ngày việc cho con bú và thăm khám càng sớm càng tốt.
Việc cho con bú trong giai đoạn này chỉ làm cho mẹ càng thêm đau nhức, khó chịu. Hơn nữa, trong sữa có mủ nên dễ gây bệnh cho trẻ.
5. Sữa không tiết
Bản chất của tình trạng áp xe vú là do tắc tia sữa, viêm tuyến vú gây nên. Do đó, lượng sữa tiết ra thường rất ít, khó có thể đáp ứng được nhu cầu bú của trẻ. Vì thế, trẻ không được ăn đủ, dễ cáu, khóc.
6. Ngực nóng, sưng
Tại vị trí các cục nổi do áp xe có thể sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, chuyển thành màu đỏ. Nghiêm trọng hơn cả có thể dẫn tới hoại tử.
7. Cơ thể ớn lạnh, sốt
Khi tắc tia sữa có mủ, hiện tượng mẹ bị sốt là hoàn toàn bình thường. Thông thường, mẹ sẽ sốt nhẹ khoảng 38 độ, đôi khi lên 39 – 40 độ. Trong một số tình trạng mẹ còn ớn lạnh, rùng mình.
Một số hình ảnh áp xe vú
Áp xe vú có nguy hiểm không?
Áp xe vú là tình trạng thường gặp nhất của các mẹ đang cho con bú. Những biểu hiện của tình trạng này như: đau, nhức, sưng, sốt… ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, tinh thần và chất lượng sữa mẹ.
Ảnh hưởng áp xe vú có thể gây nên
Ảnh hưởng chức năng tiết sữa
Khi ổ áp xe lớn và cần phải mổ thì thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiết sữa, gây mất sữa.
Khiến nhiễm trùng lan rộng
Áp xe vú thì vùng nhiễm trùng sẽ nằm ở bầu ngực. Nhưng, trong một số trường hợp, hệ miễn dịch không thể tiêu diệt được tác nhân gây bệnh thì sẽ khiến cho nhiễm trùng lan tới các bộ phận khác.
Tình trạng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng đi theo đường máu và lan tới toàn cơ thể, gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nó có thể gây nhiễm trùng máu, hoại tử hay suy thận…
Viêm xơ tuyến vú mạn tính
Khi các ổ áp xe tiến triển thì có thể tiến triển thành các vùng thâm nhiễm trắng do xơ vú. Những biến chứng này vừa khiến cho thẩm mỹ giảm đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú.
Hoại tử vú
Biến chứng này xảy ra do nhiễm khuẩn, áp xe vú nặng mà không điều trị kịp thời. Vú sẽ sưng to, phù nề có nhiều cục nổi bên trong, nếu có màu tím đen dần khi hoại tử.
Vậy, áp xe vú có nguy hiểm không?
Những biến chứng của tình trạng áp xe vú khá nguy hiểm và gây nên những ám ảnh kinh hoàng với phụ nữ sau sinh.
Khi mới hình thành thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ nhưng càng về sau tình trạng sẽ có xu hướng tăng lên, nghiêm trọng.
Do đó, có thể nói, áp xe vú là một bệnh nguy hiểm. Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây nên tình trạng áp xe vú tái phát, tự vỡ hay hoại tử. Tuyến vú từ đó mất đi chức năng tiết sữa; nhiễm trùng lan rộng gây hoại tử, nhiễm trùng máu…
Cách điều trị áp xe vú
Có nhiều phương pháp điều trị áp xe vú, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi mẹ mà có thể áp dụng phương pháp phù hợp.
Mẹo chữa áp xe vú tại nhà
Áp dụng các mẹo chữa áp xe vú tại nhà thường được các chị em thực hiện đầu tiên vì nó thường đơn giản, dễ thực hiện và đồng thời cũng mang tới hiệu quả cao.
– Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng điều độ. Nếu vú bị áp xe thì tốt nhất không nên cho con bú, tránh gây nên những tổn thương không đáng có lên vùng ngực đó.
– Chườm nóng, xoa bóp hoặc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu tác động lên vùng ngực đang bị áp xe.
– Dùng kháng sinh chuyên trị, các loại thuốc giảm đau để giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.
– Sử dụng thuốc diệt nấm cho cả mẹ và bé. Trước khi sử dụng thuốc, mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng tự ý gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý: Điều trị ap xe vú bằng các phương pháp truyền miệng chưa có sự kiểm chứng đôi khi có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng, gây nhiễm trùng tuyến vú.
Chữa áp xe vú bằng Đông y
Theo quan niệm Đông y, tình trạng áp xe vú còn được gọi là nhũ nham hay nhũ ung. Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà có những bài thuốc tương ứng.
Khi nhọt vú mới xuất hiện
– Dùng 12g chích cam thảo sắc đặc để uống, kết hợp đều đặn với hút sữa tại núm vú bị đau. Thực hiện vài lần sẽ khỏi.
– Dây kim ngân 80g, bồ công anh 40g; cho một lượng nước, đun tới khi còn một bát nước thật đặc thì uống.
– Thanh bì 6g, bồ công anh, thiên hoa phấn, liên kiều, bối mẫu. 4 vị đồng lượng 4g; sắc uống mỗi ngày.
Khi nhọt vú sưng đau
Nhọt vú sưng đau, có mủ có thể áp dụng các bài thuốc bôi trực tiếp vào đầu vú hoặc thuốc sắc uống. Nếu có thể, mẹ hoàn toàn có thể kết hợp cả hai để mang tới hiệu quả tích cực nhất.
Khi các nhọt ở vú sưng đau thì cũng đồng nghĩa với tình trạng áp xe vú đã trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này các mẹ có thể áp dụng các bài thuốc Đông y sau:
Bài thuốc bôi
– Hoàng liên 10g, binh lang (hạt cau) 10g, mang cả 2 thứ đem tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, bôi vào nơi vú sưng đau, ngày 2-3 lần, liên tục vài ngày.
– Huyền thảo, xạ can lấy bằng lượng tán thành bột hoà thêm một ít mật, bôi vào chỗ đau.
– Hạt vừng sao đen, nghiền nhỏ trộn với dầu hoả thành bột nhão, bôi vào vú.
– Đan sâm 80g, thược dược 80g, tán thành bột rồi ngâm dấm một đêm, dùng 200g mỡ lợn đổ thuốc vào nấu thành cao, lọc bỏ bã. Mỗi ngày bôi vào vú 2 – 3 lần sẽ nhanh mang tới hiệu quả.
Bài thuốc Đông y dạng uống
– Bài thuốc 1: Lấy 30-100g Thảo quyết minh (liều lượng này phụ thuộc vào tình trạng của sản phụ nặng – nhẹ; sức khỏe khỏe hay yếu…). Tiến hành sắc uống, mỗi ngày 1 thang, liên tục 3 – 5 thang.
Bài thuốc 2: Hải kim sa (bòng bong) 20g, sắc khoảng một bát với một phần nước, một phần rượu, lấy khoảng nửa bát đem uống.
Khi áp xe vú ở giai đoạn đầu, đa phần các mẹ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu viêm mà không cần tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp kháng sinh không mang tới tác dụng thì có nghĩa là tình trạng đã tiến triển nặng, bác sĩ cần tiến hành mổ để có thể dẫn dịch ra ngoài.
Mổ áp xe vú
Áp xe vú nên mổ khi nào?
– Núm vú tụt vào trong và có mủ chảy ra từ núm vú
– Khối áp xe có mủ, đầu nhọt trắng, bên trong có chứa dịch viêm hoại tử.
Khi dịch không thể chảy ra bên ngoài thì tình trạng viêm sẽ có xu hướng nặng hơn, lan ra cả vú. Thậm chí, xuất hiện tình trạng đóng kén và khiến xung quanh bị xơ hóa, cứng lại.
Lúc này, cần càng nhanh càng tốt để tiến hành lấy mủ ra ngoài, tránh biến chứng xảy ra.
Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?
Sau khi tiến hành mổ áp xe vú, tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian khắc phục sẽ có sự khác nhau. Thông thường, mổ áp xe sẽ phải sâu 4 – 8cm, kèm theo đó là một khối lượng mủ bị hút ra. Do đó, sau 2 – 3 tuần thì khối ngực mới có thể dần dày lên.
Cùng với đó, trong quá trình phục hồi vết sẹo này có thể xuất hiện một số vấn đề như: ngứa, sưng, màu sắc vết mổ đậm hơn… Sau khoảng 6 tuần thì vết môt sẽ co lại và màu vết sẹo lúc này sẽ tương tự với màu da ngực hơn.
Rất nhiều chị em, sau khi mổ áp xe xuất hiện tình trạng đau, mưng mủ… thì nên tiến hành tái khám. Tốt nhất, nên tiến hành thăm khám, tuyệt đối không nên gãi.
Xem thêm:
- Miếng dán tắc tia sữa có hiệu quả và an toàn không?
- 6 cách phòng tắc tia sữa HIỆU QUẢ mẹ bắt buộc phải biết
Mổ áp xe vú nên ăn gì và kiêng gì?
Để quá trình phục hồi sau khi mổ núm vú được khắc phục nhanh chóng và hạn chế tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng thì cần tiến hành xây dựng một chế độ dinh dưỡng là lành mạnh.
Mổ áp xe vú nên ăn gì?
– Rau xanh
Rau xanh, đặc biệt là các loại rau củ nhà cải có hàm lượng phytoestrogen cao. Chất này có tác dụng giảm sưng đau, giảm viêm,… Do đó, có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vô cùng hiệu quả.
– Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 được biết đến là nhóm axit béo lành mạnh, có thể chống oxy hóa, giảm viêm, giảm sưng. Do đóm sau khi mổ áp xe vú chị em đừng bỏ qua loại thực phẩm này.
– Ngũ cốc nguyên hạt
Hàm lượng chất xơ trong các loại ngũ cốc nguyên hạt rất cao. Do đó, cây cũng là một loại thực phẩm tốt cho các mẹ sau khi sinh.
– Thực phẩm nhiều sắt
Trong giai đoạn cho con bú, các mẹ sau sinh cần phải xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng với nhiều sắt. Hợp chất này giúp mẹ có thể tăng cường sức khỏe cũng như cân bằng hormone trong cơ thể.
Mổ áp xe vú nên kiêng gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì cũng có những loại thực phẩm mẹ sau sinh cần tránh xa càng sớm càng tốt.
– Thực phẩm nhiều đường
Nạp nhiều đường vào trong cơ thể sẽ khiến cho lượng đường bị dư thừa và khiến vùng áp xe trở nên nặng nề. Nó có thể biến thành những khối u ở vú.
Do đó, khi bị viêm tuyến vú hay áp xe thì tốt nhất không nên sử dụng bánh kẹo ngọt…
– Thực phẩm chế biến sẵn
Hàm lượng tính axit trong thực phẩm chế biến sẵn thường cao nên nó có thể gây nên tình trạng mất cân bằng độ pH. Từ đó, có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm.
– Đồ chiên rán
Đồ chiên rán là nhóm thực phẩm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Ăn nhiều đồ chiên rán sẽ khiến cho tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Áp xe vú luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các mẹ sau sinh, nên có kiến thức vững chắc về vấn đề này để có thể khắc phục một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Chữa áp xe vú càng sớm càng tốt, sẽ đảm bảo được quá trình nuôi con bằng sữa mẹ an toàn, lâu dài.