icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Bị viêm tắc tia sữa sau khi sinh phải làm sao? Mẹo chữa trị tại nhà 

Viêm tắc tia sữa sau khi sinh khiến mẹ “sống dở chết dở” ngực đau tức, cương cứng, có sữa nhưng lại không thể cho con bú. Vậy nguyên nhân do đâu? Phải làm sao để giải quyết? Cùng Mabio theo dõi bài viết này để nắm được những mẹo chữa trị tại nhà và cách phòng tránh tình trạng này nhé!

Viêm tắc tia sữa là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải

Viêm tắc tia sữa là gì?

Viêm tắc tia sữa (viêm tuyến vú) là tình trạng nhiễm trùng mô vú xảy ra thường xuyên nhất trong thời gian cho con bú. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. 

Nếu bị tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tắc tia sữa

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Huê, chuyên khoa II sản phụ khoa, cho biết, tình trạng viêm tắc tia sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

– Không cho con bú sớm và thường xuyên, ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa.

– Sữa mẹ dư thừa: Do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

– Cho con bú khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.

– Những sản phụ có đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn nứt đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét. Khi đó, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tắc tuyến sữa.

– Ngoài ra, viêm tắc tia sữa cũng có thể do sản phụ bị căng thẳng trong quá trình nuôi con,  làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa. Hoặc do chế độ ăn uống, ăn những sản phẩm gây ít sữa, mất sữa như: dưa muối, lá lốt, bắp cải…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tắc tia sữa

Dấu hiệu bị viêm tắc tia sữa

Tình trạng viêm tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình cho con bú. Mẹ sẽ gặp phải những dấu hiệu như:

– Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.

– Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần, cảm giác đau nhức.

Tắc tia sữa thành cục cứng. Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.

– Ngực sưng nóng đỏ.

– Đôi khi tắc tia sữa gây sốt, người mẹ có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau vú tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

Bị viêm tắc tia sữa phải làm sao?

Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:

– Viêm tuyến vú

– Áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú

Vậy bị viêm tắc tia sữa mẹ phải làm sao?

  • Cho con bú thường xuyên: Mặc dù đang rất đau nhưng mẹ vẫn cần tích cực cho con bú để thông tắc các tia sữa.
  • Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu: phương pháp nhiệt, điều trị bằng siêu âm, điều trị bằng laser.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sỹ.
  • Massage thông tắc tia sữa.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày.

Một số mẹo trị viêm tắc tia sữa tại nhà

1. Tỏi

Các thành phần có trong tỏi từ lâu đã được biết đến với đặc tính kháng sinh, có khả năng chống lại vi khuẩn. Ăn hai tép tỏi sống mỗi buổi sáng khi bụng đói có thể hỗ trợ mẹ đẩy lùi tình trạng đau nhức và viêm vú.

2. Lô hội

Còn được gọi nha đam, lô hội có tác dụng làm mát và thoa gel để giảm đau. 

Cách làm:

  • Cắt một nhánh lô hội ra để lấy gel;
  • Sau đó thoa lên vùng đang sưng đau;
  • Đợi khi lớp gel khô thì rửa sạch bằng nước ấm và vỗ cho ráo.
  • Lặp lại liệu pháp này 2 – 3 lần/ngày sẽ có hiệu quả giảm đau nhức do các mô vú bị viêm nhiễm.

3. Giấm táo

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, phụ nữ có thể uống một ly nước lọc hòa với một muỗng giấm táo nguyên chất và thêm chút mật ong, dùng 2 – 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm tuyến vú.

4. Chườm nóng / lạnh

Phụ nữ có thể áp dụng cả chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau.

Cách làm như sau:

  • Lấy một túi nước nóng/lạnh.
  • Dùng khăn mỏng quấn quanh túi chườm.
  • Áp lên vùng ngực bị đau trong khoảng 10 phút.
  • Có thể kết hợp chườm nóng trước, sau đó tiếp tục chườm lạnh 5 phút.
  • Lặp lại 4 – 5 lần mỗi ngày đến khi thấy giảm sưng, viêm và đau.
  • Ngoài ra, tắm bằng nước ấm và dùng vòi hoa sen massage bầu ngực cũng là cách hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khuẩn, có tác dụng giảm đau nhức mà phụ nữ nên thử.

5. Bắp cải

Trong bắp cải có chứa hợp chất lưu huỳnh giúp làm giảm viêm vú, do đó bệnh nhân bị viêm tuyến vú có thể làm theo cách sau:

  • Rửa sạch vài lá bắp cải và đặt trong tủ lạnh một thời gian;
  • Lấy ra khỏi tủ lạnh và đắp lên khu vực đang bị đau;
  • Mỗi lần đắp 1 lá, khi thấy hết lạnh thì thay lá mới;
  • Lặp lại vài lần mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.
Chữa viêm tắc tia sữa bằng lá bắp cải

6. Cỏ cà ri

Cỏ cà ri có tên tiếng anh là Fenugreek, được biết đến như một loại cây họ Đậu với công dụng giảm viêm do nhiễm khuẩn gây ra. Dừng một muỗng cà phê hạt cỏ cà ri, đun sôi để uống tương tự trà tối thiểu 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú khỏi hẳn.

Biện pháp phòng tránh tình trạng viêm tắc tia sữa

Để phòng tránh tình trạng viêm tắc tia sữa, các mẹ cần:

– Phòng tránh nứt đầu ti. Trong thai kỳ, nếu đầu ti bị thụt hay bằng phẳng thì các mẹ bầu cần vê kéo dần đầu ti ra ngoài hàng ngày.

– Vệ sinh sạch đầu ti trước và sau khi cho con bú, rửa sạch tay trước khi cho con bú để tránh viêm nhiễm.

– Cho con bú đều đặn, mỗi lần bú không quá lâu để tránh bé nhay đi nhay lại dẫn đến tổn thương đầu ti.

– Thường xuyên mát xa bầu vú để khơi thông tuyến sữa, đánh tan cục sữa đông kịp thời.

– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa.

– Lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả. Hạn chế ăn chất béo bão hòa….

Tóm lại, viêm tắc tia sữa sau khi sinh là tình trạng rất nhiều mẹ có thể mắc phải. Các mẹ cần chú ý dấu hiệu nhận biết để điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu tắc tia sữa ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng những mẹo chúng tôi nói bên trên để xử lý tại nhà, nặng hơn thì cần đi khám bác sỹ để có giải pháp kịp thời nhé!

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội