icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh “lên tiếng”: Đánh rắm, xì hơi nhiều là do đâu?

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hay ít là dấu hiệu quan trọng phản ánh sức khỏe hệ tiêu hóa của con. Cần theo dõi và xác định được nguyên nhân trẻ xì hơi nhiều để có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây để biết được bé cưng của mình có gặp vấn đề gì không các mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là hệ tiêu hóa đang “lên tiếng”?
Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là hệ tiêu hóa đang “lên tiếng”?

Giải đáp: Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi như thế nào là nhiều?

Hỏi: Chào bác sĩ, xin hỏi bé nhà em được 2 tháng tuổi, thường xuyên xì hơi, đánh rắm. Nhất là vào buổi sáng khi thức dậy, bụng bé nhiều lúc cũng thấy reo, bé vẫn bú tốt nhưng rất hay nôn trớ. Có hôm em để ý bé phải xì hơi tới 13, 14 lần. Như vậy có phải là quá nhiều không thưa bác sĩ? Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều nhưng không ị có phải là dấu hiệu bệnh tiêu hóa không và xử lý thế nào ạ?

Thanh Hương (Trực Ninh – Nam Định)

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới các chuyên gia của Mabio. Đánh rắm hay xì hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể mà bất cứ ai cũng phải có. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh vấn đề của hệ tiêu hóa.

Muốn biết, đây là hiện tượng bình thường hay bất thường ở trẻ, mẹ cần phải theo dõi số lần xì hơi của trẻ trong 1 ngày là bao nhiêu. Thông thường, nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là quá 10 lần/ngày và kèm theo các triệu chứng chướng bụng, nôn trớ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề.

Mẹ Thanh Hương nên theo dõi xem có mắc phải các nguyên nhân sau không?

Những lý do trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều

Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

– Cho bé bú nhiều sữa đầu: Là lớp sữa mà khi bé mới bắt đầu ti mẹ, sữa ở lớp này chứa nhiều lactose khiến cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi và đánh rắm nhiều.

–  Khi bé ti mẹ quá nhanh hoặc tư thế bú không đúng, dùng bình sữa có thiết kế núm ti chảy nhanh khiến bé nuốt nhiều không khí vào bụng hơn. Từ đó làm bé bị đầy hơi, chướng bụng.

– Sữa công thức: Một số loại sữa công thức có thành phần làm bé bị đầy bụng cũng là thủ làm làm trẻ sơ sinh xì hơi nhiều.

– Thức ăn của mẹ: Thức ăn mà mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ được chuyển hóa một phần vào sữa cho bé bú. Chính vì thế, mẹ ăn quá nhiều đồ khó tiêu sau: thực phẩm chứa caffein như trà, cà phê, nước ngọt có ga, socola… Sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con.

Ngoài ra nếu dùng những thực phẩm chứa nhiều gia vị chua cay, nóng cũng sẽ khiến bé yêu xì hơi nhiều hơn.

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Trẻ sơ sinh nên ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Nếu quá sớm hệ tiêu hóa của bé chưa hấp thu được sẽ tạo ra gánh nặng khiến con cảm thấy bị đầy bụng, khó tiêu.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều?

Khi trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là dấu hiệu hệ tiêu hóa của con đang gặp vấn đề. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn bé sẽ ăn chán ăn, ọc sữa, táo bón và chậm lớn… Do đó, mẹ nên xử lý ngay bằng những cách sau:

– Vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên sau khi bú bình hoặc ti mẹ.

– Tư thế cho con bú cần phải đúng cách.

– Massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, từ đó bé sẽ dễ dàng tống hơi ra nhiều qua đường hậu môn. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa cầm 2 chân của bé và chuyển động như đang tập xe đạp cũng sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Massage bụng cho trẻ sơ sinh sẽ hạn chế đánh rắm nhiều
Massage bụng cho trẻ sơ sinh sẽ hạn chế đánh rắm nhiều

– Chườm ấm cho bé: Lấy một chiếc khăn ấm để chườm lên bụng cho con sẽ giúp bé thoải mái hơn.

– Thay đổi thói quen ăn uống: Như đã chia sẻ ở trên, thói quen ăn uống của mẹ có thể khiến bé bị đầy hơi khó tiêu. Mẹ nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ và một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ là cách để trẻ sơ sinh không đánh rắm nhiều.

– Khi tập cho bé ăn dặm: Nên cho bé ăn từ ít tới nhiều, những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều khi nào cần uống thuốc?

Đánh rắm là phản ứng tốt của cơ thể để loại bỏ không khí trong ruột ra ngoài giúp bụng không bị đầy hơi. Tuy nhiên, nếu trẻ xì hơi quá nhiều là vấn đề hệ tiêu hóa của trẻ đang “lên tiếng”. Nếu mẹ đã làm những cách trên mà vẫn không cải thiện được thì nên cho trẻ đi khám.

Mẹ không nên tự ý mua thuốc hoặc men tiêu hóa bên ngoài mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều là vấn đề tiêu hóa thường thấy ở bé trong những năm đầu đời. Mẹ không nên quá lo lắng nhưng cần phải theo dõi và xử lý để bé không cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội